Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
75901

LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ PHÚ THANH (Xuất bản 01/8/2018)

Ngày 27/02/2024 22:45:17

Lịch sử Đảng bộ xã Phú Thanh (1988-2018)

LỊCH SỬ

ĐẢNG BỘ XÃ PHÚ THANH

(1988 - 2018)

BAN CHỈ ĐẠO, SỬU TẦM, BIÊN SOẠN

1. Đồng chí: Hà Xuân Kỷ - Bí thư Đảng uỷ xã - Trưởng ban

2. Đồng chí: Hà Ngọc Biên - Phó Bí thư Thường trực - Phó ban

3. Đồng chí: Cao Xuân Nhuận- Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã - Phó ban

BAN SƯU TẦM, TỔNG HỢP TƯ LIỆU

1. Đồng chí: Hà Xuân Kỷ - Bí thư Đảng uỷ xã - Trưởng ban

2. Đồng chí: Hà Ngọc Biên - Phó Bí thư Thường trực - Phó ban

3. Đồng chí: Cao Xuân Nhuận - Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã.

4. Đồng chí: Hà Văn Dạn - Nguyên Bí thư Đảng uỷ.

5. Đồng chí: Hà Chí Thức - Nguyên Bí thư Đảng uỷ xã

6. Đồng chí: Hà Minh Lá- Nguyên phó Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch UBND xã

BAN BIÊN SOẠN

1. Đồng chí: Hà Xuân Kỷ - Bí thư Đảng uỷ xã - Trưởng ban

2. Đồng chí: Hà Ngọc Biên - Phó Bí thư Thường trực - Phó ban

3. Đồng chí: Cao Xuân Nhuận - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã - Ban viên

4. Đồng chí: Hà Thị Huệ - UVBCH – phó CNUBKT Đảng uỷ - Ban viên

5. CN. Hoàng Thị Hằng – Hội viên Hội khoa học Lịch sử Thanh Hóa.

LỜI GIỚI THIỆU

Chấp hành Chỉ thị số 15- CT/BBT của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX); Chỉ thị số 09 - CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá khoá XIV; Hướng dẫn số 04-HD/HU, ngày 27/01/2005 của Huyện uỷ Quan Hoá và Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ "Về việc nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ xã". Nhằm phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục phát huy truyền thống cách mạng, động viên cổ vũ đồng bào các dân tộc xã nhà tiếp tục xây dựng bảo vệ quê hương ngày thêm giàu mạnh.

Lịch sử “Đảng bộ xã Phú Thanh 1988 – 2018” bao gồm hệ thống các sự kiện và tư liệu phong phú toàn diện sẽ phản ánh một cách khách quan và khoa học những mặt thuận lợi và những khó khăn ở xã vùng cao, cuốn sách phản ánh quá trình tổ chức, lãnh đạo đồng bào các dân tộc xã nhà khi tiến hành sự nghiệp đổi mới tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nên những thành tựu và rút ra bài học kinh nghiệm cho những chặng đường tiếp theo.

Được sự chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, sự hướng dẫn, cộng tác về nghiên cứu biên soạn của Ban Tuyên giáo Huyện ủy; sự quan tâm giúp đỡ của xã Phú Lệ, Phú Sơn và sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng chí cán bộ chủ chốt của xã qua các thời kỳ. Đến nay, cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Phú Thanh 1988 - 2018” đã hoàn thành và ra mắt bạn đọc.

Ban Chấp hành Đảng bộ xã Phú Thanh xin chân thành cảm ơn Thường trực huyện ủy, Ban Tuyên giáo huyện ủy và cán bộ, đảng viên các xã bạn đã bổ sung, cung cấp thêm nhiều tư liệu quý giá đúng dịp kỷ niệm 30 năm thành lập xã.

Trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, tập thể tác giả đã kế thừa, chọn lọc tư liệu lịch sử trong 2 tập sách: Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Quan Hóa (1945 - 1996), “Đảng bộ Quan Hóa 65 năm xây dựng và trưởng thành” và tư liệu Lịch sử Đảng bộ của các xã: Phú Xuân, Phú Lệ, Phú Sơn Tuy nhiên, do điều kiện có hạn, cuốn sách có thể còn hạn chế, thiếu sót, xin trân trọng tiếp thu ý kiến xây dựng của các đồng chí và các bạn.

Ban Chấp hành Đảng bộ xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa xin trân trọng giới thiệu cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Phú Thanh 1988 - 2018” đến toàn thể cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc trong xã và bạn đọc gần xa.

Phú Thanh, ngày 01 tháng 8 năm 2018

T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ

BÍ THƯ

HÀ XUÂN KỶ

Chương I.
PHÚ THANH – VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI

VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VĂN HÓA

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH XÃ

1. Vị trí địa lý.

Xã Phú Thanh nằm ở phía bắc – tây bắc huyện Quan Hóa. Phía đông giáp xã Phú Lệ; phía tây giáp xã Trung Thành; phía nam giáp xã Phú Sơn; phía bắc giáp xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; phía tây bắc giáp với xã Thành Sơn.

Phú Thanh có tổng diện tích tự nhiên là 3.234,99ha, diện tích đất lâm - nông nghiệp 2.951,73 ha (chiếm 91,24%); trong đó đất lâm nghiệp 2879,47 ha; đất rừng sản xuất 1.592,77ha; đất rừng phòng hộ 717,58 ha; đất rừng đặc dụng 569,12 ha; đất sản xuất nông nghiệp 70,63 ha, đất trồng lúa: 35,74 ha còn lại là đất khác.

Địa phận của Phú Thanh có Quốc lộ 15A và 15C đi qua, được chia thành 06 thôn bản, có địa hình phức tạp bị chia cắt bởi con sông Mã, các khe suối và núi đá vôi, bề mặt địa hình nhấp nhô cao thấp, tạo nên dạng địa hình dốc mang nét đặc trưng của vùng núi tây bắc. Độ cao trung bình từ 400 - 500m, độ dốc t 10 – 45o. Các dãy núi đá vôi và sông Mã được kiến tạo chạy theo hướng tây bắc – đông nam, cao ở phía tây, thấp dần về phía nam.

Về khí hậu

Phú Thanh có khí hậu nhiệt đới vùng cao, mang đặc điểm khí hậu ảnh hưởng của khu vực Tây Bắc Bộ. Thời tiết được chia làm 4 mùa rõ rệt. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió nóng Tây Nam, mưa nhiều độ xói mòn cao gây ra tình trạng sạt lở đất, ảnh hưởng tới các công trình thuỷ lợi, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Mùa khô ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh và thiếu ánh sáng, gây ra tình trạng hạn hán, khô hanh. Nhiệt độ trung bình năm từ 23- 26o, trung bình thấp nhất là 10oC, cao nhất là 39oC. Biên độ nhiệt độ ngày đêm giao động từ 4 - 10oC.

Lượng mưa trung bình năm từ 1600 – 1700 mm. Độ ẩm không khí trung bình 80%, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng trữ nước của hệ thống sông, suối ở Phú Thanh kém. Vào mùa khô, thường lâm vào tình trạng thiếu nước. Mùa mưa thường bị ảnh hưởng do ngập nước sông Mã, ngày nay bị ảnh hưởng do xả lũ thuỷ điện. Với điều kiện thời tiết trên địa bàn xã tuy gây ra những bất lợi nhưng nhìn chung những yếu tố của khí hậu nóng ẩm quanh năm tương đối thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc.

Phú Thanh có hệ thống sông, suối khá dày đặc, là nguồn cung cấp nước phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài con sông lớn chảy qua là sông Mã có chiều dài 12km, ở Phú Thanh còn có 7 con suối lớn, nhỏ là suối Mỵ được bắt nguồn từ chân núi đá Pha Đanh, với độ dài là 2km qua bản Trung Tân; suối Đỏ bắt nguồn từ ngọn núi đá đỏ (Pha Đanh) với độ dài là 3,2km; suối Páng bắt nguồn từ khu vực giáp ranh giữa bản Páng, xã Phú Thanh và bản Ôn xã Phú Sơn, suối có tổng chiều dài 3,5km tới sông Mã và các suối Ma Cò, suối Chăng, suối En, suối Ngót cùng với nhiều khe, lạch, mạch nước, hệ thống các ao, hồ tự nhiên và nhân tạo.

Hệ thống núi đá của Phú Thanh là nguồn đá nguyên liệu dồi dào cung cấp cho ngành xây dựng cũng như các ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Có đỉnh Pha Soi cao 1000m và núi Pha Uôn cao 800m; Núi Pom Ka Đăng có độ cao khoảng 80m; núi Pha Càng có độ cao khoảng 50m; núi Pha Bó Cúng, núi U Hò, núi Pha Phứng có độ cao khoảng 800m và các núi Keo Khơi, Pù Chăng, Pù Kẹn.

Trên địa bàn xã Phú Thanh có 3 hang động gồm hang Giàm, hang Sưa, hang Phi Bo, hang Giùn. Hệ thống thung lũng, gồm: Khúm Lúm, Khum Lum Đáy Toong, Pá Khúm, Buốc Trạng.

Phú Thanh có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, chủ yếu là rừng tự nhiên với nhiều loài cây nhiệt đới, gồm các loại gỗ quý (lát hoa, sến...), các loại cây đặc sản có giá trị (sa nhân, song....), các loại tre, nứa, luồng... Tuy nhiên, trước đây do quá trình khai thác không có kế hoạch kéo dài, thiếu tổ chức, quản lý, thêm vào đó là việc đốt phá rừng làm nương đã dẫn đến hậu quả nguồn tài nguyên rừng nơi đây đã nhanh chóng cạn kiệt. Hiện nay, các loại động vật rừng như lợn, gấu, khỉ, vượn, hoẵng, gà lôi, rắn... trong các thảm rừng hiện còn ở Phú Thanh rất hiếm, nếu có thì số lượng ít, sống tập trung trong 2 khu bảo tồn thiên nhiên là Pù Hu và Pù Luông. Trên đất rừng sản xuất, cây trồng chủ yếu là cây Luồng trong những năm gần đây rừng luồng phát triển mạnh, là cây chủ lực ở địa phương, đem lại nguồn thu nhập chính cho nhân dân. Ngoài ra còn một số loài cây lâm nghiệp khác trồng xen giữa các rừng luồng như lát, xoan, keo, bi…trữ lượng rừng thuộc mức trung bình. Đất rừng phòng hộ được quản lý bởi giao cho hộ gia đình thuộc các thôn bản, có khá đa dạng của các yếu tố sinh thái, rừng gỗ hiện nay thuộc loại rừng non và già nghèo .

Hệ thống giao thông ở xã Phú Thanh tạo thành mạng lưới giao thông phân bổ hợp lý, đảm bảo đi lại thuận tiện, hiện nay đã có đường giao thông khá thuận lợi, đường quốc lộ 15A đi qua trung tâm xã xuống đường mòn Hồ Chí Minh, Quốc lộ 217 đi về thành phố Thanh Hoá. Các đường liên bản, liên xã được nối liền liên hoàn các tụ điểm trong và ngoài huyện, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội, phát triển lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý như đảm bảo an toàn hành lang giao thông, giữ vững an ninh trật tự và công tác đấu mối giải quyết các vấn đề liên quan với các xã trong huyện và các xã thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Hiện nay, trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Phú Thanh đã và đang khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo nhanh, bền vững.

2. Dân cư - Dân số.

Ngày 29 tháng 02 năm 1988, xã Phú Thanh được thành lập theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã của huyện Quan Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa do Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng ký; Quyết định số 35/TBTC-QH, ngày 30/4/1988 của Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa về việc thông báo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng chia tách xã.

Vào hồi 8 giờ 15 phút, ngày 28 tháng 5 năm 1988, toàn thể cán bộ, đảng viên và đại diện nhân dân các dân tộc xã Phú Lệ tập trung tại Hội trường Nà Bó, bản Sại, xã Phú Lệ để nghe đồng chí Hà Văn Nguyến – Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa công bố Quyết định chia tách xã Phú Lệ thành 3 xã Phú Lệ, Phú Thanh và Phú Sơn.

Ngày 29 tháng 5 năm 1988, tiến hành việc phân chia tài sản, ranh giới, đồng thời theo Quyết định số 04 – QĐ – UBND, ngày 20/5/1988 về việc phân công trách nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo ở các xã Phú Lệ, Phú Sơn, Phú Thanh.

Xã Phú Thanh hiện nay có 6 bản (Páng, Chăng, Trung Tân, Uôn, En, Đỏ) với tổng dân số của xã là 1.758 người. Trong đó nam 904, nữ 854, số dân trong độ tuổi lao động 1.153 người (chiếm 65,43.%), trong đó có khả năng lao động là 1.093 người, đây là nguồn lực dồi dào trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Gồm 3 dân tộc anh em Thái - Mường – Kinh.

Phú Thanh hiện đang được hưởng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a và Chương trình hỗ trợ cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn theo quyết định số 135 của Chính Phủ. Tuy nhiên, đến nay xã Phú Thanh vẫn là xã đặc biệt khó khăn.

3. Quá trình hình thành và tên gọi.

a. Nguồn gốc cơ bản:

Huyện Quan Hóa trước cách mạng tháng Tám có 8 tổng, 21 mường, lớn nhất là mường Ca Da (Hồi Xuân) do từ đời ông, đời cha đến đời con cháu đều làm tri châu có quyền thế trong toàn huyện, còn các mường như mường Ánh, mường Lè, mường Páng (tổng Phú Lệ) chia ra làm 3 pọng: Pọng Sại (xã Phú Lệ bây giờ), Pọng Khoa (xã Phú Sơn bây giờ), Pọng Nưa (nay là xã Phú Thanh)

Người Thái ở Phú Thanh đa số là họ Phạm, họ Ngân, họ Hà, họ Lương và họ Vi. Người Mường họ chủ yếu mang họ Hà, nguồn gốc chủ yếu từ Mường Bi - Mường Bang tỉnh Hoà Bình đến.

b. Quá trình hình thành và tên gọi của các bản làng:

1. Bản Đỏ: Dân cư sống tập trung dọc theo Quốc lộ 15A, cách thị trấn huyện Quan Hóa 28 km. Phía đông giáp bản Trung Tân; phía tây giáp bản Páng; phía nam giáp bản Sại (Phú Lệ); phía bắc giáp thị tứ Co Lương (Mai Châu - Hòa Bình).

Xưa, nơi đây mảnh đất hoang sơ có tên là Nà Tin Bán, Nà Tớ, Nà Đứa, Nà Tá, Nà Khà, Nà Pồng, Nà Pế. Theo truyền miệng của lớp người xưa người đầu tiên mảnh đất này là ông Phạm Bóng từ Mường Ca Da do quan Châu cử đến khai phá đất đai. Ông làm Tạo Pọng đầu tiên của bản có 7 hộ với hơn 30 người. Sau đó ông Tiều Hiền (còn gọi là Tạo đỏ cóc), ông Hiền Quan, Hà Văn Kiên, Hà Văn Thịnh, Hà Văn Thắng.

Bản có 93 hộ với 343 nhân khẩu có 2 dân tộc Thái - Kinh cùng nhau sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 80,6%, còn lại dân tộc Kinh. Diện tích tự nhiên của bản 63,8ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp (02) 35ha, đất nông nghiệp (trồng lúa) 4,2 ha, đất tái sinh phòng hộ 11.5ha

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bản đỏ có 17 hộ. Năm 1966, Chi bộ bản Đỏ được thành lập lúc này có 06 đảng viên, bí thư Chi bộ đầu tiên là đồng chí Hà Văn Thiêu, người tham gia làm chủ nhiệm hợp tác xã đầu tiên là ông Hà Văn Liên, kế tiếp là các ông Vi Văn Sơi, Phạm Văn Thảo, Hà Văn Chính, Vi Văn Cân, Vi Xuân Can. Năm 1970, xây dựng HTX liên hợp sáp nhập 3 bản Đỏ, Trung Tân, Páng thành HTX liên hợp Đỏ. Bí thư Chi bộ là đồng chí Phạm Văn Phen bản Trung Tân, chủ nhiệm là ông Hà Văn Thưởng bản Páng. HTX liên hợp đỏ duy trì 10 năm, đến năm 1980 tách ra như cũ. Sau thời gian tách ra, bản Đỏ bầu lại cán bộ bản, gồm Bí thư Chi bộ là đồng chí Hà Văn Hem, chủ nhiệm HTX là ông Vi Xuân Can, các cán bộ phụ trách bản các ông Vi Xuân Cân, Hà Duy Lịch, Hà Văn Pêu, Hà Văn Thấn, Hà Xuân Thống, Hà Đình Chiến.

Sang cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân bản Đỏ đã tiễn đưa 17 người con ra mặt trận, có 6 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại chiến trường: Hà Văn Ấn, Hà Văn Ính, Hà Văn Phuôn, Hà Văn Quyn, Hà Văn Bọng, Hà Văn Trơi.

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nhân dân đã tiễn đưa 25 người con của bản nhập ngũ, đã có 2 liệt sĩ hy sinh Hà Văn Ngưa, Hà Biên Thùy, thương binh là anh Hà Văn Đại. Ngoài ra Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương kháng chiến cho các cá nhân và gia đình của bản.

Chi bộ Đảng bản Đỏ được thành lập ngày 03 tháng 2 năm 1966, với 06 đồng chí, hiện nay có 40 đảng viên, trong đó có 4 đồng chí được tặng huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, 4 đồng chí được tặng huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.

2. Bản Trung Tân:

Dân cư sinh sống ở hai bên đường Quốc lộ 15A, có tổng chiều dài là 2 km, đặc điểm là 1 bên là chân núi đá, 1 bên là cánh đồng ruộng, có rừng tự nhiên, có đồi núi cao rất mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

Phía đông giáp bản Tân Phúc, xã Phú Lệ; phía tây giáp bản Đỏ; phía nam giáp bản Sại, xã Phú Lệ; phía bắc giáp xã Vạn Mai, Mai Châu, Hòa Bình.

Tổng diện tích tự nhiên 259,4 ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ 106,7ha.

Lúc mới khai khẩn đất đai có tên gọi là bản Đỏ trong (bản Đó Cuông), có nghĩa là tách từ bản Đỏ ra thành 2 bản là Đỏ ngoài (là bản Đỏ bây giờ) và bản Đỏ trong vì ở bên trong tính từ ngã ba đi vào, bản chuyên đi làm phu cho Tạo ông và rất nghèo khổ. Từ sự vất vả đó, các cụ đã suy nghĩ phải đổi mới và phải thay tên cho bản Đỏ trong thành bản Trung Tân đến ngày nay và được gọi theo tiếng Kinh.

Năm 1960, bản thành lập hợp tác xã từ đây tên gọi của bản thay đổi thành hợp tác xã chòm Trung Tân, tên đã được gọi đến khi thành lập hợp tác xã liên hợp Đỏ gồm 3 chòm đó là chòm Páng, chòm Đỏ, chòm Trung Tân. Sau đó được đổi thành đội 3 hợp tác xã liên hợp Đỏ, tên gọi được kéo dài đến năm 1980 giải thể. Hợp tác xã liên hợp Đỏ tên gọi được quay lại là hợp tác xã chòm Trung Tân đến năm 1991. Sau thay đổi có tên gọi là bản Trung Tân, vì lúc này bắt đầu thực hiện chế độ một trưởng bản không còn Ban quản lý như trước đó.

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 bản Trung Tân thuộc Mường Ánh, nhân dân bản Trung Tân sơ tán ở bản Sại (Phú Lệ), bản Chiềng (Phú Sơn), bản Đỏ, Pù Nung (bản Páng) sau đó về làng để củng cố, khai hoang, phục hóa ruộng đất và bản Trung Tân có tên là bản Đỏ trong (bản Đó Cuông), có tên khác là Làng Chèo (bản Thín), có 6 hộ: 1 hộ Chào Lộc, 2 hộ Khà Lặc, 1 hộ Khà Khun, 2 hộ Lò khằm. 6 hộ đã phụ thuộc vào tạo ông Bá Kỳ (bản Chiềng – Phú Sơn). Sau muốn thoát khỏi cảnh phu sai đã đổi tên Đó Cuông thành Trung Tân, tức là luôn đổi mới, bản do do di giãn dân. Thời điểm thành lập năm 1954.

Số dân 237 người, nam 120, nữ 117. Trong đó dân tộc Thái 236 người (chiếm 99,6 %), dân tộc Mường 01 người (chiếm 0,4%). Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) 14/51 hộ = 32%

Các sông, suối lớn qua địa bàn của bản suối Mỵ, suối Đỏ, các đồi, núi đá, núi đất trong địa bàn của bản, Pom Ka Đăng, Pha Càng Cúp và hang Giàm, thung lũng Khúm Lúm

Các loài động vật rừng hiện nay còn có 1 số loại con như: Rắn, lợn lòi, hươu, nai…và các loài thực vật trước đây cũng như hiện nay còn lim, sến, keo, xoan, trò nhai, gia báo, re và cây làm thuốc như khúc khắc, máu chó, thiên niên kiện, hoằng đằng…

Bản Trung Tân chỉ có một cánh đồng có tổng diện tích 4,2 ha gồm Nà Hua Tá, Nà Lằn, Nà Mị.

Thời kỳ chống Pháp có 05 người tham gia kháng chiến và có 01 liệt sĩ

Thời kỳ chống Mỹ có 09 người tham gia kháng chiến và có 3 liệt sĩ

Thời kỳ chiến tranh Bảo vệ Tổ quốc có 11 người tham gia kháng chiến và có 2 liệt sĩ.

Đảng, nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương các loại như sau chống Pháp 5 huân huy chương các loại và 2 bằng khen, chống Mỹ 37 huân huy chương các loại và 5 bằng khen. Bảo vệ Tổ quốc 29 huân huy chương các loại và 11 bằng khen.

Năm 2004, bản liên tiếp được tỉnh “công nhận làng văn hóa cấp tỉnh” và “khu dân cư an toàn làm chủ”. Tỷ lệ phổ cập giáo dục là 80% dân số.

Chi bộ được thành lập ngày 03 tháng 2 năm 1970, với 8 đảng viên. Đến nay (2018) có 41 đồng chí.

Cán bộ và nhân dân luôn tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng việc đóng góp sức, góp của đã xây dựng được nhiều cơ sở vật chất, dần hoàn thiện và đạt được 13/14 tiêu chí. Các gia đình tiêu biểu, ông Hà Văn Thương – Trưởng phòng kinh tế huyện Quan Hóa, ông Hà Văn Dạn – Bí thư Đảng ủy xã lâm thời, ông Phạm Quang Thinh –hộ sản xuất kinh doanh giỏi

Bản có những thuận lợi đường giao thông đi lại thuận tiện, giao thương hàng hóa thuận lợi (vì bản giáp danh gần chợ Co Lương - Hòa Bình)); trình độ dân trí được nâng cao, đời sống nhân dân ổn định; có nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên còn những khó khăn đó là đất canh tác ít, độ dốc cao, không có đất sản xuất; cơ hội tìm việc làm cho nguồn nhân lực ít, nguồn nguyên liệu khan hiếm; nguồn thu chỉ phụ thuộc vào cây luồng và một số khoản thu khác từ đi làm thuê ở các xưởng đũa…

3. Bản Chăng: Thuộc Mường Ánh xưa, nay nằm ở phía tây nam cách trung tâm xã 06 km. Phía đông giáp xã Phú Lệ; phía tây giáp xã Phú Sơn; phía nam giáp bản chiềng xã Phú Sơn; phía bắc giáp bản Páng.

Tổng diện tích của bản là 361,99 ha. Trong đó đất thổ cư 3,1ha, đất nông nghiệp 3,47ha, đất khác là 3,3 ha, đất luồng 290ha, đất phòng hộ núi đá 50 ha, đất nứa hỗn giao là 12,12ha.

Trước đây vào khoảng đầu thế kỷ thứ XVII, có 2 dòng họ đến khai hoang khu đất làng Chăng, họ thứ nhất ông Khà Văn Ặm và gia đình từ làng Tân Phúc - Mường Ánh xã Phú Lệ hiện nay đến. Họ thứ hai có gia đình ông Hà Văn Dụ từ làng Sại sang cùng ở và lập nghiệp và quản lý vùng đất cùng làm ăn sinh sống.

Vùng danh giới từ cuối làng Phành là điểm đầu đi dọc xuống theo đường mòn điểm đầu từ suối Bé, đến suối Hoài Khoài giáp với làng Chiềng Ánh. Cuối thế kỷ thứ XVII, có 3 dòng họ đến khai hoang khu đất làng phành. Dòng họ thứ nhất hai vợ chồng ông bà Hà Văn Dem vợ là bà Hà Thị Dấu đến từ Bản Páng xã Phú Thanh. Dòng họ thứ hai là ông Vi Văn Hiêng và em trai ruột là Vi Văn May. Dòng họ thứ ba là ông Khà Văn Chếm và bà vợ là Hà Thị Én cùng 3 đến anh chị em ruột đến từ mường Khòng huyện Bá Thước.

Sang thế kỷ XVIII, các dòng họ cùng sinh sống và lập nghiệp thống đặt tên làng Phành có ý nghĩa là cả ba dòng họ cùng lập nghiệp và sinh sống. Từ đầu thế XVII đến năm 1960, cả hai làng Chăng và làng Phành thống đặt tên là bản Chăng.

Số hộ là 64 hộ, số khẩu 261. Dân tộc Thái 254 người (chiếm 97,3%), dân tộc Mường 05 người (chiếm 1,9 %), dân tộc Kinh 02 người (chiếm 0,2 %)

Các sông, suối lớn qua địa bàn của bản Chăng có sông Mã với chiều dài khoảng 3 km, suối Chăng bắt nguồn từ Pù Chăng chiều dài khoảng 3 km, suối Phành. Tên đồi tên núi Pha Chăng, Pha Bó Cúng.

Các xứ đồng gồm Chăng, Nà Co Phày, Nà Hương, Nà Khằn Sung. Các ông thầy mo thầy cúng Khà Văn Chếm, Hà Văn Miêng, Hà Văn Nhơi, Khà Văn Đanh.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam, nhân dân bản Chăng đã tiễn đưa 10 người con ưu tú tình nguyện lên đường vào bộ đội tham gia trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu gồm: Hà Văn Ơn, Hà Văn Thi, Hà Minh Lá, Hà Văn Ngân, Hà Văn Trọng, Hà Văn Miên, Hà Văn Ngọt, Hà Huy Thống, Hà Minh Nguyệt, Hà Xuân Vịnh.

Những người tham gia chiến đấu biên giới phía Bắc và Tây Nam và giúp nước bạn Lào và Campuchia 09 người, gồm Hà Xuân Trận, Hà Huy Trắc, Hà Thanh Dững, Hà Thanh Tình, Hà ngọc Biên, Hà Thanh Oai, Hà Văn Dạm, Hà Văn Luyện, Hà Xuân Biểu. Dân quân du kích 06 người gồm Hà Văn Lơng, Hà Văn Chách, Hà Văng Măng, Hà Văn Hồng, Hà Văn Ngớn, Hà Văn Mơn. Có 3 liệt sĩ, 2 thương binh, 6 người được tặng thưởng Huân chương và 9 người được tặng thưởng huy chương các loại.

Chi bộ Chăng được thành lập ngày 02 tháng 9 năm 1974, lúc đầu có 03 đảng viên. Đến nay (2018), số lượng là 25 đồng chí.

4. Bản Páng: Bản nằm về phía tây cách trung tâm xã 1km, phía đông giáp bản Đỏ; phía tây giáp bản En; phía nam giáp bản Chăng; phía bắc giáp xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, Hòa Bình. Diện tích tự nhiên 728,83ha, trong đó đất lâm nghiệp 161,7ha. Tên gọi làng Páng do vùng đất này có rất nhiều cây chuối rừng (Co Páng).

Dân cư sinh sống ở hai bên đường liên thôn bản Chăng, En, với tổng chiều dài là 1,5km, đặc điểm nằm ở chân núi đá tạo thành lá chắn ánh nắng mặt trời, buổi chiều vào khoảng 15h30 mặt trời đã khuất núi. Thời tiết ở đây mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, phía trước bản có ruộng bậc thang chiếm 40% tổng diện tích toàn xã.

Năm 1960, làng Páng gọi là liên hợp tác xã cấp cao, trong 10 năm tên gọi của bản thay đổi thành hợp tác xã chòm Páng. Năm 1970, thành lập hợp tác xã liên hợp Đỏ, gồm 3 chòm đó là chòm Páng, chòm Đỏ, chòm Trung Tân.

Tên gọi được đổi thành đội 3 hợp tác xã liên hợp đỏ kéo dài đến năm 1980 giải thể sau đó hợp tác xã liên hợp Đỏ được gọi là hợp tác xã chòm Đỏ đến năm 1991. Một lần nữa thay đổi có tên gọi là bản Páng vì lúc này bắt đầu thực hiện chế độ một trưởng bản không còn Ban quản lý như trước đó.

Theo các cụ truyền miệng: bản Páng được hình thành vào khoảng thế kỷ XVII có 2 dòng họ từ 2 phương bắc đến xem khu đất này đó là họ Châu Lương là hai anh em Hiến Đôi, Hiến Hanh cùng vợ và các con tổng cộng là 2 hộ và 11 khẩu, dòng họ này từ bên Lào sang, họ thứ 2 là Khà Khun có hai anh em đó là Tiều Doong (anh cả), Tiều Biên (anh hai). Hai anh em họ này từ Xuân Nha tới có 10 khẩu, hai họ này đều là dân tộc Thái, tuy khác nhau về xứ nhưng giống nhau về tập tục. Họ đến đây thấy khu đất này đất đai màu mỡ, piềng bãi rộng, có suối nước lớn chạy từ trên cao xuống thuận lợi cho sinh sống, vì vậy 2 dòng họ đã dựng nhà lập bản tại đây.

Vào những năm 1945 – 1954, thực dân Pháp đóng đồn tại Co Lương thuộc xã Vạn Mai – Mai Châu – Hòa Bình, chúng thường xuyên dùng súng cối bắn sang khu vực dân cư của làng. Vì vậy, nhân dân đi sơ tán bỏ lại nhà cửa, đất đai, đến năm 1952 nhân dân trong bản mới quay lại sửa sang nhà cửa và tiếp tục ổn định dân cư tại nơi ở cũ. Năm 1967, làng Páng được chuyển đến nơi ở mới lúc này bản có 21 hộ, năm 1975, bản được mở rộng ra tới Buốc Co Nào, năm 1986, bản được mở rộng tới khu vực Tá Co Đúp và đến năm 1988, diện tích được mở rộng tới khu vực Piềng Đồn. Hiện nay bản có tổng chiều dài 1,5km theo số liệu quy hoạch đất thổ cư của bản là 18,8 ha.

Bản có 86 hộ với 347 nhân khẩu, nam 177, nữ 170. Trong đó dân tộc Thái 339 người (chiếm 97,69%); dân tộc Kinh 5 người (chiếm 1,44%); dân tộc Mường 3 người (0,87%).Tỷ lệ hộ nghèo của bản là 33,3%

Các con sông, suối qua địa bàn của bản gồm: Phía đông có sông Mã với tổng chiều dài 3,5km ngăn cách việc đi lại từ bản đến trung tâm xã cũng như việc giao thương hàng hóa. Giữa bản có suối Páng, suối này bắt nguồn từ khu vực giáp ranh giữa bản Páng, xã Phú Thanh và bản Ôn xã Phú Sơn, suối có tổng chiều dài 3,5km tới sông Mã và các đồi núi đá Pha Bo Cúng, núi Pha Phứng có độ cao 800m, núi U Hò có độ cao khoảng 1100m, trong thời chống Mỹ cứu nước lực lượng dân quân xã Phú Lệ cũ đã tận dụng độ cao của núi này chọn làm điểm tập kết phòng không ực lượng dân quân đã bắn rơi một chiếc máy bay Mỹ vào tháng 5 - 1965. Hệ thống hang động trên địa bàn của bản gồm hang Sưa, hang Phi Bo.

Hiện nay còn một số loại động vật hoãng, lợn lòi, khỉ, cày bay, cày cun và các loài gỗ quý sến, tấu, nghiến, trò trị, chai, gỗ dội, vàng vạnh, gỗ sấu, chò nhai, gia báo, lát. Bản Páng chỉ có một cánh đồng có tổng diện tích 14,13ha, trong cánh đồng này gồm có các xứ đồng Nà Pác Mương, Nà Hốc, Nà Phi Xứa.

Những đóng góp sức người, sức của làng Páng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp có 3 người và hàng chục người đóng góp công sức phục vụ kháng chiến như vận chuyển gạo từ Bá Thước, Thanh Hóa đến Vạn Mai, Mai |Châu, Hòa Bình.

Bộ đội chống Mỹ 43 người, thanh niên xung phong 2 người, trong đó có 6 liệt sĩ, 3 thương binh, bệnh binh, một mẹ Việt Nam Anh hùng đó là bà Hà Thị Chiệm có 2 người con là liệt sĩ.

Chống Pháp 7 huân huy chương các loại và 5 bằng khen, chống Mỹ 87 huân huy chương các loại và 7 bằng khen. Bản được công nhận làng văn hóa cấp huyện vào năm 2014.

Chi bộ thành lập ngày 02 tháng 4 năm 1980, với tổng số 7 đảng viên. Đến nay (2018) số đảng viên là 27 đồng chí.

5. Bản En: Nằm về phía tây, cách trung tâm xã 4 km, cả bản nằm dọc bên ven bờ sông Mã với đặc thù thiên nhiên cảnh vật ban tặng, con người thân thiện mến khách. Phía đông giáp bản Páng; phía tây giáp bản Phai xã Trung Thành; phía nam giáp bản Chiềng xã Phú Sơn; phía bắc giáp xã Vạn Mai, huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình.

Bản có 360 nhân khẩu, nam 194, nữ 166. Trong đó dân tộc Thái có 351 người (chiếm 97,5%); còn lại là dân tộc Mường, Kinh, Dao.

Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân là sản xuất nông lâm nghiệp. Cây trồng chủ đạo luồng, cây lúa nước, vật nuôi chủ yếu bò, lợn, gà, nông sản chủ yếu lúa, ngô, sắn. Tỷ lệ hộ nghèo 31hộ/90 chiếm 34,4%.

Phía bắc có con sông Mã ngăn cách, bản có suối En, từ xưa người dân đã biết tận dụng nguồn nước từ con suối này để phục vụ cho việc sinh hoạt và tưới tiêu. Phía tây bản có núi Pha Khao, Phá Bá có độ cao khoảng 500m. Phía đông có núi đá Pha Hát và Pha Say nối liền với dãy núi Pha Ú Hò là nơi dân quân xã Phú Lệ bắn rơi máy bay Mỹ có độ cao khoảng 600m. Phía nam có dãy núi Pù (Sam Tạo) có độ cao khoảng 400m - 500 m; Các hang động gồm hang Giùn. Cùng các loại động vật như hoãng, lợn lòi, khỉ, cầy bây, cày cun và các loài gỗ quý như: sến, tấu, nghiến, trò chỉ, chai, gỗ dội, vàng vạnh, gỗ sấu, gia báo, lát. Các xứ đồng gieo cấy 2 vụ: Nà Du Kích, Nà Phí Xứa.

Từ thời sơ khai bản En dân cư ở thưa thớt, chỉ có hai cụm dân cư là cụm En và bản Bả. Từ trước năm 1925, bản En chỉ có 3 hộ, 35 khẩu đó là hộ ông Hà Văn Cư, hộ ông Hà Văn Khếu và hộ ông Hà Văn Đẫng. Vào khoảng năm 1925, ông Lương Văn Điếng mua lại số đất của bản Bá vào khoảng năm 1940, sáp nhập hai cụm dân cư là cụm En và cụm Bá thành bản En.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và tham gia giúp các nước bạn Lào, Căm Pu Chia, nhân dân bản En đã đóng góp nhiều sức người và sức của vào công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đã tiễn đưa 37 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó đã có 7chiến sĩ đã anh dũng hy sinh vĩnh viễn tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ tổ quốc, 3 thương binh đã cống hiến một phần xương máu của mình và công cuộc giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế tại nước ban Lào và Cam Pu Chia. Bản En có mẹ Việt Nam Anh hùng Hà Thị Pắn có 2 con hy sinh là liệt sỹ Lương Văn Kiếng và Lương Văn Lụng.

Đặc biệt, bản En đã sinh ra người con ưu tú là cụ Lương Văn Lá có công dẫn đường cho dân quân lên đỉnh núi U Hò trực chiến vào ngày 14/5/1967, lực lượng dân quân đã bắn rơi một chiếc máy bay E105 của giặc Mỹ, điểm rơi chạm đất là tại xã Thiên Phủ - huyện Quan Hóa. Từ kết quả nêu trên cộng sự đóng góp sức người, sức của cho 2 cuộc kháng chiến cán bộ và nhân dân xã Phú Lệ cũ trong đó có xã Phú Thanh ngày nay đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Bản En với 97,5% là đồng bào dân tộc Thái cho nên cứ mỗi khi tết đến, xuân về, ngoài các trò chơi, trò diễn ra, người dân nơi đây còn chuẩn bị đồ ăn đón tết, đón xuân rất cầu kỳ trong 3 ngày tết và các dịp lễ hội như: bánh Ú, bánh chưng, thịt bò xấy kho, thịt gà, thịt lợn cỏ, ngoài ra còn một số loại rau, măng.

Chi bộ bản En thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1989, với 04 đảng viên, hiện nay Chi bộ có 15 đảng viên.

6. Bản Uôn:

Nằm ở phía tây cách trung tâm xã 8 km; phía đông giáp xã Vạn Mai - Mai Châu - Hòa Bình; phía tây giáp hai xã Trung Thành và Thành Sơn; phía nam giáp bản En; phía bắc giáp xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Tổng diện tích của bản là 689,36 ha. Trong đó đất thổ cư 3,5ha, đất nông nghiệp 2,82ha, đất khác là 8,5ha, đất chuyên dùng 3ha, đất luồng 149,54ha, đất phòng hộ núi đá 18ha, đất phòng hộ gỗ nghèo 363,8ha, đất nứa hỗn giao là 26ha và còn lại là đất khác.

Bản Uôn thuộc Mường Ánh, tổng Mường Ca Da, bản Uôn xưa chỉ có một dòng họ Lương. Đất lành chim đậu, về sau các hộ ở làng Mỏ xã Phú Xuân và một số hộ ở làng Páng - Phú Thanh đưa nhau lên bản Uôn sinh sống và cùng nhau khai phá ruộng nước, làm mương máng phục vụ tưới tiêu. Cũng từ đây người dân bản Uôn có truyền trống trồng cây lúa nước.

Quá trình cư ngụ người dân nơi đây họ đã đặt tên cho núi, cho đồi và khe suối như: pha Soi, Pha Phền Phưa, Pha Uôn, suối Uôn, suối Cải. Tổng số dân của bản là 203 người, trong đó dân tộc Thái chiếm 100%.

Các sông, suối lớn qua địa bàn của bản gồm suối Quyên, suối Cải, suối Pá Háng, suối Sáng Héo. Các đồi, núi đá Pha Soi cao 1000m, núi Pha Uôn cao 800m. Các thung lũng như Khám Lum, Đáy Toong, Pá Khúm, Buốc trạng.

Các loại động vật hiện nay chỉ còn chủ yếu các loại như cầy hôi, cầy hương, gà rừng, sóc, các loại ong và một số loại chim như: Khướu, sáo đen, chào mào, bìm bịp. Và các loại thực vật như gỗ nghiến, trò nhai, trò chỉ, vàng tâm, vàng vạnh, cây bi, cây phay, cây luồng. Các cây dược liệu như sa nhân, thiên nhiên kiện, củ ba mươi, khúc khắc, nghệ đen. Các xứ đồng Na Nứa, Na Nơ, Na Tín Bán.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhân dân bản Uôn đã tiễn đưa 21 người con bản tình nguyện lên đường vào bộ đội tham gia trực tiếp chiến đấu đó là: Lương Văn Hăm, Lương Văn Họm, Lương Chí Son, Lương Xuân Hiệp, Lương Văn Thứ, Lương Anh Vụ, Lương Văn Cấm, Lương Văn Mon, Lương Văn Thiệu, Lương Văn Dực, Lương Văn Thân, Lương Văn Hiệu, Lương Văn Tầng, Lương Ngọc Thinh, Lương Văn Măm, Lương Văn Bưng, Lương Văn Lếnh, Hà Thị Thiết, Lương Thị Bua, Lương Xuân Thành, Lương Thị Ngọ. Thanh niên xung phong gồm Lương Văn Măm, Lương Văn Bưng.

Dân công hỏa tuyến có 5 người tham gia: Lương Văn Lếnh, Hà Thị Thiết, Lương Thị Bua, Lương Xuân Thành, Lương Thị Ngọ. Bản có 2 liệt sĩ Lương Văn Tầng. Lương Văn Hăm và thương binh 2 đồng chí Lương Xuân Họm, Lương Ngọc Thinh

Các đồng chí được nhận huân, huy chương: Lương Văn Hăm - Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng 3; Lương Văn Họm - Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba, Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng nhất; Lương Văn Lếnh - Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng 3. Đến nay, bản đã đạt 11/14 tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Chi bộ bản Uôn được thành lập cùng với quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ xã Phú Lệ và sau khi chia tách xã. Chi bộ Uôn thành lập vào ngày 03 tháng 02 năm 1966, với 3 đảng viên. Đến nay số lượng đảng viên là 08 đồng chí.

*Lưu ý: Nét văn hoá của các bản tương đồng giống nhau, sinh sống đoàn kết, hoà đồng cùng phát triển. Có cưới xin, ma chay đều có ông mo để mo, thờ cúng cúng tổ tiên, có các loại luật, lệ của làng, dòng họ. Các bản đều có các đội văn nghệ, TDTT, có các loại trò chơi, trò diễn dân gian, như: ném còn, tó lẹ, đánh cu, thi khặp Thái, xương Mường, thi đan lát, dệt thổ cẩm...v..v...

C. Quá trình thành lập và tên gọi của xã Phú Thanh ngày nay.

Thực hiện Quyết định số 19/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 29 - 2- 1988 về việc chia xã Phú Lệ thành 3 xã là Phú Lệ, Phú Sơn và Phú Thanh. Xã Phú Thanh có ý nghĩa giữ nguyên tên gốc Phú và tên Thanh nghĩa là đất của Thanh Hóa.

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM

1. Về kinh tế: Dưới thời thực dân Pháp đô hộ nước ta, nhân dân Phú Thanh cùng chung với hoàn cảnh như các xã trong vùng (Mường Ánh) của huyện Quan Hoá, không chỉ bị thực dân Pháp mà cả phong kiến địa chủ, thổ ty, lang đạo cùng đàn áp cả đời sống tinh thần và vật chất. Đời sống vốn đã khốn khổ nay càng khổ cực, không có lối thoát. Nền kinh tế lạc hậu phụ thuộc chủ yếu vào trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất manh mún, chủ yếu là tự túc, tự cấp.

Sau khi đánh thắng Nhật và Pháp, cùng với đồng bào cả nước bước vào giai đoạn mới vừa xây dựng XHCN ở miền Bắc vừa chi viện cho chiến trường miền Nam. Phát triển kinh tế theo HTX cấp thấp rồi đến cấp cao, đời sống kinh tế có phần đổi thay, khá hơn nhưng lại giành phần nhiều chi cho tiền tuyến "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", như vậy cũng còn có những ngày, những tháng trong năm nhân dân chúng ta cũng phải ăn củ sắn, củ mài, củ nâu, củ chuối, thay cơm qua bữa.

Đất nước thống nhất, Bắc - Nam thu về một mối, chúng ta tiếp tục xây dựng CNXH và khắc phục hậu quả chiến tranh, kinh tế đang kiệt quệ thì chúng ta tiếp tục nhiệm vụ rất nặng nề để bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào và Campuchia, vì vậy đời sống kinh tế càng thêm khó khăn gấp bội.

Từ ngày Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI đổi mới của Đảng ta (tháng 12/1986) thành công với những chủ trương, cơ hội đã đi đúng vào nguyện vọng chính đáng của toàn Đảng, toàn dân, mở ra nhiều phương thức sản xuất kinh doanh đời sống nhân dân chúng ta khá dần lên. Tuy nhiên, trong những năm đầu vẫn còn có những khó khăn cộng với dịch bệnh sốt rét, đói kém một số ít hộ gia đình phải ăn sắn, củ mài, củ nâu thay cơm. Chỉ trong vòng 5 năm, từ cuối 1990 đến đầu năm 1995, nhiều hộ dân trong xã di cư tự do vào vùng Tây Nguyên là vùng đất có điều kiện phát triển kinh tế hơn để làm ăn, sinh sống.

Đứng trước tình hình đó, Đảng bộ và nhân dân trong xã quyết không cam chịu đói nghèo, quyết tâm bám làng, bám bản cùng với chủ trương đổi mới của Đảng, kiên quyết chấm dứt việc di dân tự do tranh thủ tiềm năng lợi thế sẵn có, kết hợp chính sách đầu tư giúp đỡ của cấp trên. Từ năm 1999, đến nay có các chương trình dự án đưa vào xã, như Chương trình 135 - 134 - 661 - 30a CP và nhiều chương trình lồng ghép khác. Cứ mỗi năm tổng kết, mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ xã được đánh giá rất cao sự phát triển của xã trong đó đứng đầu là kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước.

Cán bộ và nhân dân xã Phú Thanh đã không ngừng đổi mới trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Đến nay kinh tế của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ lệ ngành nông nghiệp, tăng mạnh về tỷ lệ ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịc vụ thương mại. Tính đến hết năm 2016, tổng giá trị sản xuất của xã đạt 21.214.914.000đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 12.083.000 đồng, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm xuống còn 35,46%. Về xây dựng nông thôn mới tính đến hết năm 2017, xã đã đạt 13/19 tiêu chí. Thời điểm hiện tại đã có 5/6 bản được công nhận bản văn hóa cấp huyện, tỉnh, còn một bản đang làm hồ sơ đề nghị công nhận bản văn hóa cấp huyện trong năm 2017.

2. Về Văn hóa - xã hội.

a. Dân tộc:

Phú Thanh thuộc Mường Ánh Quan Hóa cũ. Ngôn ngữ, chữ viết dân tộc nào nói tiếng dân tộc đó, ngoài dùng chung tiếng phổ thông (tiếng Kinh), trong sinh hoạt cộng đồng, làng nào, khu dân cư nào có dân tộc riêng chiếm đa số chỉ thường dùng tiếng dân tộc đó trong sinh hoạt, cũng có cá biệt những cụ ông, cụ bà chỉ nói được tiếng dân tộc riêng của mình.

Dân tộc Thái có chữ viết riêng (nhưng nay số người biết đọc còn rất ít). Trong 4 dân tộc anh em từ bao đời nay luôn sống đoàn kết không tách rời. Duy trì nét đẹp văn hoá điệu vũ dân ca Thái, Mường hoà quyện trong ngày lễ, tết; các loại nhạc cụ như kèn bè, sáo ôi (pí khúi), cồng chiêng, có những lúc những giọng ca tiếng hát liên khúc 3 thứ tiếng Kinh - Thái - Mường quyến rũ mọi người cùng xum vầy đoàn kết như con một nhà.

b. Đời sống văn hóa.

Cũng như nhiều địa phương khác, lịch sử phát triển của mỗi thành viên trong đại gia đình các dân tộc anh em trong xã có những điểm không tương đồng, vì họ đến vào những thời kỳ lịch sử khác nhau, trong nhiều trường hợp không giống nhau. Mỗi dân tộc lại có một bản sắc riêng.

Ba dân tộc Thái, Mường, Kinh cùng nhau có các hình thức lao động sản xuất, đan lát, dệt vải truyền thống các nét sinh hoạt tương đồng nhau, trước đây chủ yếu tự túc, tự cấp, ngày nay đã sản xuất được hàng hoá.

Trong ngày vui, lễ tết, người Thái thường khặp, người Mường hát xường. Ngày nay toàn xã cũng gần như thống nhất một nghi lễ thờ cúng, đổi mới, văn minh hơn.

Do làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa, bản, làng văn hóa mà việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã đạt được nhiều thành tích quan trọng. Hiện nay toàn xã có 273 gia đình được công nhận gia đình văn hóa 3 năm liên tục, có 5/6 bản được công nhận là bản văn hóa cấp huyện, hiện nay còn 1 bản đang làm hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân huyện công nhận danh hiệu bản văn hóa cấp huyện vào cuối năm 2017.

c. Trình độ văn hóa.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới chế độ cũ người dân xã Phú Thanh phải hứng chịu chính sách ngu dân của thực dân phong kiến. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ánh sáng văn hóa của Đảng đã soi rọi đến tận vùng sâu hẻo lánh của Tổ quốc, người dân Phú Thanh được hưởng nền giáo dục quốc dân như các địa phương khác trong cả nước. Các lớp bình dân học vụ và bổ túc văn hóa được mở ra nhất là tầng lớp thanh niên đã nô nức đèn sách tham gia học tập. Năm 1988, chia tách xã Phú Lệ thành 3 xã. Từ đó trường phổ thông cấp I Phú Thanh được hình thành. Từ ngày có trường, có lớp, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên. Nếu như trước năm 1945 có đến 99% số dân mù chữ, thì nay đã có 99% dân số biết chữ. Ngày nay, chẳng những có 99% số dân biết chữ, mà nhiều người đã có trình độ học vấn cao. Phần nhiều đã học hết bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, nhiều người trong bản, xã đã thành đạt, hiển danh được xã hội ghi nhận như: Đồng chí Lương Văn Tưởng bản En (là cháu nội của bà mẹ Việt Nam Anh hùng Hà Thị Pắn) – nguyên chủ tịch UBND, HDDND, Bí thư huyện ủy Quan Hoá, nay là Tỉnh ủy viên - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hoá. Hiện nay, nhiều con em của xã đã có trình độ đại học, cao đẳng đang công tác và học tập khắp mọi miền đất nước, đóng góp trí tuệ và công sức xây dựng đất nước, quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, xã nhà đã quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục, vì vậy đã đạt được rất nhiều thành tích quan trọng, hàng năm đều huy động trẻ em ra lớp đúng độ tuổi đạt 100%, học sinh khá giỏi tăng qua các năm, hàng năm đều có học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục vào năm 2010.

d. Truyền thống lao động.

Là vùng đất vốn có truyền thống lịch sử lâu đời, đã được ghi vào sử sách, trải qua hàng nghìn năm chinh phục thiên nhiên với đức tính cần cù, thông minh sáng tạo và lòng dũng cảm trong lao động sản xuất của đồng bào các dân tộc trong xã đã trở thành biểu tượng khắc sâu trong cộng đồng. Qua nhiều thập kỷ đầy khó khăn gian khổ nhưng bằng sức lực, trí tuệ của mình, đồng bào các dân tộc nơi đây đã biến đồi núi rậm rạp hoang vu thành những cánh đồng ruộng bậc thang như một tác phẩm đồ họa tuyệt đẹp, quanh năm lúa luôn xanh mướt. Những bãi lầy thành ao cá, piềng bãi thành nương sắn, nương ngô và để phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc...

Ngoài chăn nuôi và trồng trọt, bà con các dân tộc xã Phú Thanh thuần thục trong việc đan lát, thêu dệt truyền thống như: đan gùi, đan giỏ, đan thúng, đan sàng, dệt thổ cẩm. Bên cạnh các nghề thủ công, đồng bào nơi đây còn có nghề săn bắt và đánh cá.

3. Truyền thống chống giặc ngoại xâm

Là địa bàn chiến lược trọng yếu của phía Tây tỉnh Thanh Hóa với nước bạn Lào, từ xưa đồng bào các dân tộc nơi đây đã có lòng nồng nàn yêu nước, kiên cường dũng cảm chống giặc ngoại xâm

Thế kỷ XV, giặc Minh (Trung Quốc) xâm lược nước ta, chúng đã đàn áp bóc lột nhân dân ta. Ở Quan Hóa thổ ty Lò Khăm Ban đã chiêu mộ nghĩa quân tập hợp dưới ngọn cờ của anh hùng dân tộc Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh. Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 1427. Lò Khăm Ban được phong chức thượng tướng quân và cấp đất đai, bổng lộc rộng lớn. Vùng đất Mường cổ Ca Da là do ông cha khai khẩn mà lập thành.

Đến thế kỷ XVIII, bọn Phỉ từ Lào tràn sang với âm mưu xâm chiếm miền Tây Thanh Hóa. Trước hành động tàn bạo của quân thù, tướng quân Tư Mã Hai Đào ở Sơn Thủy Quan Sơn đã có công trấn thủ, giữ gìn vùng Biên giới của xứ Thanh. Vì công lao giữ nước ông đã được chúa Trịnh ban tước Hoa quận công và phong chức Tư Mã, đến nay nhân dân đang thờ cúng ông với tấm lòng thành kính.

Thế kỷ XIX, tại miền Tây Thanh Hóa một số thổ ty, lang đạo ở Quan Hóa, Lang Cháng, Bá Thước, Cẩm Thuỷ đã đứng lên tổ chức lãnh đạo nhân dân các dân tộc cùng nhau đánh đổ bọn quan tham, cuộc khởi nghĩa đã lan rộng ra khắp miền Tây Thanh Hóa, tuy nhiên cuộc khởi nghĩa đã bị triều đình phong kiến dập tắt.

Năm 1885, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, hưởng ứng phong trào yêu nước Cần Vương, tại Thanh Hoá các sĩ phu yêu nước đã tập hợp nghĩa quân xây dựng căn cứ ở Ba Đình (Nga Sơn), Mã Cao (Yên Định). Tại miền Tây Thanh Hoá Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao đã dấy binh tập hợp lực lượng quân lính kháng chiến chống Pháp. Nghĩa quân đã lập căn cứ từ những vùng núi cao, suối sâu, từ đó vẫn có đường hẻm nối liền với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh xung quanh hoặc sang cả Lào. Đồng bào các dân tộc nơi đây đã góp phần to lớn trong công cuộc bảo vệ, nuôi dưỡng, che chở cho các tướng lĩnh và nghĩa quân nơi đây.

Khặp Thái đã ca ngợi thủ lĩnh Hà Văn Mao và Cầm Bá Thước đã thể hiện không khí trong những ngày đánh Pháp:

Người Mường nghe tiếng Cai Mao

Người Thái đâu nào đón ông Thước về đây.

Các phong trào yêu nước lần lượt thất bại vì thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Nhưng chúng không dập tắt được ngọn lửa chống xâm lăng kiên cường và lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta.

Đến những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước của nhân dân ta nói chung và ở tỉnh Thanh Hóa đã bùng lên mạnh mẽ. Song, các phong trào đấu tranh của nhân dân ta nói chung do không có đường lối lãnh đạo đúng đắn nên đều bị bế tác, thất bại, đòi hỏi bức thiết cần có một chính Đảng lãnh đạo.

Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, nhân dân các dân tộc xã Phú Thanh và nhân dân huyện Quan Hóa dưới ngọn cờ cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đấu tranh giành độc lập dân tộc.Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, ngày 29 tháng 7 năm 1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ra đời. Ngày 28 tháng 3 năm 1950, Đảng bộ huyện Quan Hóa được thành lập, từ đây phong trào đấu tranh cách mạng và tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân các dân tộc huyện Quan Hóa dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện, cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Để góp phần vào chiến thắng của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cùng với nhân dân các dân tộc trong xã, nhân dân các bản (Phú Thanh) đã góp phần hoàn thành tốt chỉ tiêu trên giao hàng năm về lương thực, thực phẩm, chi viện cao nhất về sức người, sức của cho chiến trường. Đối đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ là cuộc chiến đấu hoàn toàn mới mẻ đối với quân và dân các bản Phú Thanh (trong xã Phú Lệ), đặc biệt là ngày 14 tháng 5 năm 1967, dân quân xã Phú Lệ “nối dài nòng súng” trên đỉnh Pha Ú Hò bắn cháy 1 F105, giặc lái phải nhảy dù và bị bắt sống, với chiến công này đã làm vẻ vang thêm truyền thống chiến đấu anh hùng của nhân dân các bản Phú Thanh (Phú Lệ cũ). Với tinh thần mưu trí, dũng cảm của lực lượng dân quân du kích và nhân dân trong xã, xã Phú Thanh (Phú Lệ cũ) vinh dự được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Với quyết tâm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” đã có hàng trăm thanh niên các bản xã Phú Thanh vào bộ đội và tham gia thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến phục vụ chiến trường miền Nam. Nhiều gia đình có từ 1 đến 2 con đi bộ đội.

Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và 21 năm chống đế quốc Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Phú Thanh có 26 liệt sỹ ngã xuống cho đất nước độc lập, 16 thương binh hy sinh một phần xương máu cho đất nước toàn thắng, 2 mẹ Việt Nam Anh hùng có 2 con là liệt sĩ, 79 cá nhân được tặng thưởng hàng trăm huân, huy chương các loại.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, non sông thu về một mối, cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Vinh dự và tự hào, trong thắng lợi lớn lao đó có sự đóng góp một phần của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Phú Thanh ngày nay.

Kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương là động lực thúc đẩy Đảng bộ và nhân dân xã Phú Thanh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong giai đoạn lịch sử mới cùng cả nước thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Chương II

ĐẢNG BỘ XÃ PHÚ THANH ĐƯỢC THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI THỜI KỲ 1988 – 2018.

I. ĐẢNG BỘ XÃ PHÚ THANH ĐƯỢC THÀNH LẬP, TẬP TRUNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ 1988 – 2000.

1. Quá trình thành lập Đảng bộ xã Phú Thanh.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, thực hiện chủ trương của Trung ương, cuối năm 1945, huyện Quan Hóa tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính ở cơ sở cho phù hợp, bỏ cấp tổng, mường và thành lập các xã. Lúc này các bản thuộc xã Phú Thanh ngày nay thuộc xã Phú Lệ.

Để lãnh đạo phong trào phong trào cách mạng ở địa phương, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về việc tăng cường xây dựng Đảng ở các huyện miền núi, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy miền Tây, 8 đồng chí được tăng cường về huyện Quan Hóa đã tổ chức Hội nghị thành lập chi bộ đầu tiên ở Quan Hóa lấy tên chi bộ 53 (kỷ niệm ngày 5 tháng 3 đoàn lên đường đi Quan Hóa) do đồng chí Nguyễn Hoàn làm bí thư; đồng chí Trần Đảng làm Phó Bí thư. Sự ra đời của chi bộ 53 tạo ra bước ngoặt mới trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc ở miền đất Quan Hóa nói chung và xã Phú Lệ nói riêng.

Theo đề nghị của Chi bộ 53, Chi bộ 53 quyết định thành lập Chi bộ Phú Lệ vào ngày 03 – 02 – 1949 tại Hang Kia – Piềng Dớng (xã Phú Sơn ngày nay), gồm 6 đảng viên do đồng chí Phạm Bá Tung làm Bí thư, đồng chí Phạm Bá Dọng làm Phó Bí thư phụ trách Việt Minh.

Ngày 28 tháng 3 năm 1950, Đảng bộ huyện Quan Hóa được thành lập.

Tháng 3 – 1966, Đảng bộ xã Phú Lệ được thành lập, với tổng số đảng viên của Đảng bộ là 55 đồng chí. Đồng chí Phạm Văn Mêu được bầu làm Bí thư Đảng bộ.

Đầu năm 1988, thực hiện Quyết định số 19/HĐBT, ngày 29 tháng 2 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng Về việc chia xã Phú Lệ thành 3 xã: Phú Lệ, Phú Sơn và Phú Thanh để phù hợp cho công tác chỉ đạo điều hành nhân dân các dân tộc trong xã bắt kịp với xu thế phát triển chung của huyện, tỉnh. Đồng thời, điều chỉnh một số cán bộ, chủ chốt trong Ban Chấp hành Đảng bộ xã Phú Lệ cũ để thành lập Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời các xã Phú Thanh và Phú Sơn.

Vào hồi 8 giờ 15 phút, ngày 28 tháng 5 năm 1988, toàn thể cán bộ, đảng viên và đại diện nhân dân các dân tộc xã Phú Lệ tập trung tại Hội trường Nà Bó, bản Sại, xã Phú Lệ để nghe đồng chí Hà Văn Nguyến – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa công bố Quyết định chia tách xã Phú Lệ thành 3 xã Phú Lệ, Phú Thanh và Phú Sơn.

Sau một thời gian chuẩn bị ngày 25 tháng 6 năm 1988, xã Phú Thanh chính thức được thành lập. Uỷ ban lâm thời xã Phú Thanh tổ chức trọng thể lễ ra mắt trước toàn thể cán bộ và nhân dân các dân tộc trong xã.

Gồm 6 bản: bản Uôn, bản Páng, bản Đỏ, bản Trung Tân, bản En và bản Chăng.

+ Tổng diện tích tự nhiên: 6.185 ha.

+ Có 1.989 khẩu và có 3 dân tộc anh em Thái - Mường - Kinh.

Thực hiện Quyết định của Huyện uỷ Quan Hóa, Đảng uỷ lâm thời xã Phú Thanh đã nhanh chóng làm chủ tục chuyển 48 đảng viên sinh hoạt trong Đảng bộ xã Phú Lệ về sinh hoạt trong Đảng bộ xã Phú Thanh. Mọi thủ tục bàn giao được Huyện uỷ chỉ đạo hoàn thành đúng nguyên tắc tổ chức và quy định của Điều lệ Đảng. Đồng thời, Đảng uỷ Phú Thanh ra Quyết định thành lập các Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ. Gồm chi bộ bản En có 04 đảng viên, chi bộ bản Đỏ có 9 đảng viên, chi bộ bản Uôn có 07 đảng viên, chi bộ bản Trung Tân có 10 đảng viên, chi bộ bản Chăng có 08 đảng viên, chi bộ bản Páng có 10 đảng viên.

Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời xã gồm có 9 đồng chí, trong đó Ban Thường vụ gồm có 3 đồng chí: Đồng chí Hà Văn Chảnh được bầu Bí thư Đảng ủy; đồng chí Hà Văn Lá được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã; đồng chí Hà Minh Tuấn được bầu làm trực Đảng.

Cùng với ổn định hệ thống tổ chức Đảng bộ xã, Huyện uỷ đã chỉ đạo thành lập các đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Ngày 1 tháng 7 năm 1988, xã Phú Thanh chính thức đi vào hoạt động. Ngay sau khi thành lập xã và Đảng bộ xã, Ban Chấp hành lâm thời xã Phú Thanh đã tổ chức họp để nhận định tình hình và quyết định các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh - quốc phòng được vững mạnh.

Hội nghị thông qua các cuộc họp, thảo luận đã khẳng định: Việc thực hiện Quyết định 19/HĐBT thành lập xã Phú Thanh là phù hợp với lòng dân, ý Đảng, phù hợp với xu thế phát triển của huyện nhà. Tuy nhiên, Phú Thanh phải đối mặt với thực tại sau khi chia tách xã đó là: Về cơ sở hạ tầng như nơi làm việc của UBND xã, trạm xá, trường học xuống cấp nghiêm trọng, thiếu thốn trang thiết bị làm việc, dạy học. đường xá xuống cấp nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 1988, khi cơ chế cũ không còn, cơ chế mới chưa được hình thành rõ nét, đất nước đang rơi vào khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Do hạn chế của cơ chế khoán theo Chỉ thị 10, tình trạng nợ đọng sản phẩm trong các Hợp tác xã diễn ra phổ biến, bên cạnh đó thời tiết hạn hán, bão lụt nhiều đã gây nên hậu quả miền Bắc và miền Trung thiếu hụt lương thực trầm trọng, nạn đói xảy ra gần khắp miền Bắc cũng như tại xã Phú Thanh nhân dân các dân tộc trong xã gặp nhiều khó khăn do địa hình đất đai miền núi, ruộng nương khô cằn, dần bị bỏ hoang nhiều, lương thực phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Tỷ lệ hộ đói, nghèo chiếm tới 85% dân số, học sinh thất học, mù chữ và tái mù chữ chiếm tới 75%. Tỷ lệ tăng dân số còn cao (3,5%).

Đứng trước bối cảnh đầy khó khăn và thử thách phức tạp buổi ban đầu thành lập xã, thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ huyện. Đảng bộ lâm thời đã ra nghị quyết về tập hợp sức mạnh đoàn kết các dân tộc trong xã, phát huy tổng hợp nội lực của nhân dân; phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, sự nhất trí cao trong toàn Đảng bộ, tự lực cánh sinh dựa vào sức mạnh và tranh thủ ngoại lực. Một mặt nhanh chóng ổn định bộ máy chính trị lâm thời, động viên nhân dân vượt qua khó khăn, bước đầu xây dựng nền kinh tế nhằm ổn định đời sống nhân dân.

Đồng thời Đảng bộ lâm thời chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 10 - NQ/TW ngày 5 tháng 4 năm 1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Tiếp đó, ngày 20 tháng 4 năm 1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị số 67 - HĐBT về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Trên tinh thần đó Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đó ra Chỉ thị số 15 về việc triển khai Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị trên địa bàn toàn tỉnh. Trên cơ sở những thành công và hạn chế trong việc chỉ đạo khoán 100, Đảng bộ Phú Thanh xác định: Đây là giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ, thực hiện cơ chế kháon mới, cơ chế quản lý mới, đưa hộ gia đình xã viên thành đơn vị kinh tế tự chủ, từ đó yên tâm đầu tư lao động và tiền vốn, ra sức thâm canh trên diện tích đất mà mình được giao. Ở Phú Thanh, việc khoán diện rừng, nhất là rừng luồng cho các hộ gia đình đã được phát huy.

Tuy đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ và nhân dân đã chủ động khắc phục để vươn lên nhằm ổn định đời sống, tìm mọi cách để xây dựng lại cơ sở vật chất vật chất như điện - đường - trường, trạm, khuyến khích nhân dân chuyển đổi giống lúa mới có năng xuất cao, tăng cường trồng ngô trên đất nương rẫy, đồng thời phát triển chăn nuôi tăng đàn dê, đàn bò.

Công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt rét được đặt lên trọng tâm, do được sự kết hợp giúp đỡ của Viện phòng chống sốt rét tỉnh, trung tâm y tế Quan Hoá tăng cường tại xã, đến tận các thôn bản, tuyên truyền nhân dân nằm màn, diệt bọ gậy, nuôi gia súc xa nơi ở, uống thuốc phòng chống bệnh, khi có dấu hiệu bệnh được chẩn đoán và điều trị kip thời do đó đến cuối năm 1994 dịch bệnh sốt rét giảm hẳn, đói kém được đẩy lùi, đời sống vật chất tinh thần nhân dân được nâng lên. Phong trào làm kinh tế theo đường lối đổi mới từng bước phát triển.

Các phong trào làm kinh tế được khuyến khích nhân rộng, đặc biệt với phong trào khai hoang, phục hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật đưa giống mới vào sản xuất, đời sống nhân dân từng bước được ổn định.

Về đất đai đã được giao ổn định, rừng luồng tập thể thanh lý cho các hộ gia đình quản lý, sử dụng. Nền kinh tế nông - lâm - nghiệp và chăn nuôi phát triển khá, kinh doanh dịch vụ, giao lưu hàng hoá hành chính hình thành. Cơ sở vật chất có bước phát triển mới, thu nhập về trồng luồng gia tăng, nhân dân đóng góp để xây cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi…vv.

Đây là thời kỳ có bước phát triển mạnh trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư đối với các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, như chương trình dự án 135 CP, 134, 159.. về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, hỗ trợ nhà ở… Các Dự án lồng ghép khác như: 661 để bảo vệ rừng theo dự án Pù Luông, Pù Hu hỗ trợ xây dựng vốn kinh phí sự nghiệp, dự án tầm nhìn Thế giới (phát triển vùng), thuốc chữa bệnh 135, 159 cấp cho nhân dân…

Công tác xây dựng Đảng: Tháng 8 năm 1988, Đảng bộ Phú Thanh triển khai học tập Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa VIII về thảo luận và quyết định những vấn đề lớn sau: Công tác tư tưởng; công tác tổ chức cán bộ; đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng. Thực hiện Nghị quyết các cấp, Đảng bộ Phú Thanh nhanh chóng củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chuẩn bị Đại hội Đảng bộ lần thứ I.

2. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh công cuộc đổi mới giai đoạn (1990 – 2000)

* Đại hội Đảng bộ xã Phú Thanh lần thứ I (nhiệm kỳ 1990 - 1995).

Tháng 5 năm 1990, Đại hội Đảng bộ xã Phú Thanh lần thứ I được tổ chức. Đại hội đánh giá kiểm điểm sau 2 năm thành lập xã, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị ở từng bản vẫn còn nhiều hạn chế.

Về phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ I, Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm là: "Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, khuyến khích nhân dân tận dụng đất trồng đồi núi trọc để phát triển lâm nghiệp, coi trọng cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Giảm bớt tỷ lệ hộ đói nghèo. Quan tâm củng cố quốc phòng – an ninh, giữ vững kỷ cương, pháp luật, hạn chế các tệ nạn, hủ tục xã hội. Quan tâm đến chất lượng dạy và học, đẩy lùi tình trạng học sinh bỏ học. Tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể nhằm tăng cường khối đại đoàn kết của toàn dân, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng.

Đại hội đã nhất trí cao với nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ I (nhiệm kỳ 1990 – 1995). Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa I gồm 9 đồng chí, trong phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành đã bầu Ban Thường vụ gồm: đồng chí Hà Văn Chảnh được bầu làm Bí thư Đảng ủy; đồng chí Hà Minh Lá được bầu làm Phó Bí thư – Chủ tịch UBND xã; đồng chí Hà Văn Dạn được bầu trực Đảng.

Sau Đại hội, Đảng bộ đã nhanh chóng triển khai các biện pháp thúc đẩy kinh tế, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa – xã hội. Về nội dung hoạt động văn hóa chủ yếu trong thời kỳ này là tập trung vào nhiệm vụ nâng cao dân trí, nhận thức cho đồng bào các dân tộc về các vấn đề xã hội và từng bước điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới. Cùng với sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và tinh thần vượt khó của nhân dân, trong nhiệm kỳ 1990 – 1995, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Phú Thanh có những thành tựu đáng phấn khởi.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã được thành lập tháng 6 năm 1988, do đồng chí Cao Văn Chực (bản Đỏ) làm Chủ tịch. Ngay sau khi thành lập, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã thể hiện được vai trò là cầu nối giữa Đảng - chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhằm động viên nhân dân các dân tộc xã nhà phát huy tinh thần đoàn kết, thi đua lao động sản xuất.

Hội Phụ nữ do đồng chí Hà Thị Ngận (bản Đỏ) làm Chủ tịch, Hội đã phát động phong trào giúp đỡ nhau làm kinh tế, nuôi con khoẻ dạy con ngoan, thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình. Thời gian này, chị em phụ nữ trong xã hăng hái hưởng ứng cuộc vận động "Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo" do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phát động.

Hội Nông dân do đồng chí Phạm Văn Mo (bản En) làm Chủ tịch. Cùng tập thể, Hội phát động phong trào nông dân sản xuất giỏi, chỉ đạo Hợp tác xã Nông nghiệp đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Đoàn Thanh niên do đồng chí Hà Minh Đống (bản Trung Tân) làm Bí thư. Đoàn luôn đi đầu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật và thâm canh tăng vụ, cải tạo các piềng bãi. Đoàn Thanh niên phát triển phong trào "Tuổi trẻ xung kích sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" với bốn chương trình: "Tuổi trẻ xung kích và sáng tạo trên mặt trận kinh tế, thực hiện thắng lợi 3 chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Tuổi trẻ đi đầu thực hiện chính sách xã hội và đấu tranh cho công bằng xã hội. Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc. Tuổi trẻ tiến quân vào khoa học kỹ thuật. Với lợi thế tuổi trẻ, tổ chức Đoàn đã thể hiện luôn là lực lượng xung kích của xã hội trên mọi lĩnh vực, Đoàn Thanh niên đã được Đảng bộ giao nhiệm vụ đi đầu trong các phong trào: "Thanh niên lập nghiệp", "Tuổi trẻ giữ nước", thanh niên với phong trào văn hóa văn nghệ, thanh niên với phong trào vệ sinh môi trường, giúp nhau làm kinh tế, phát triển trồng rừng, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, phong trào "Thanh niên nông thôn sản xuất, kinh doanh giỏi", Thanh niên là lực lượng xung kích trên mặt trận thuỷ lợi, xây dựng các công trình địa phương và Nhà nước. Trong đó tiêu biểu nhất là phong trào "Thanh niên tình nguyện". Thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Đảng bộ đã lực chọn những đoàn viên ưu tú để kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Luật nghĩa vụ quân sự được thực hiện nghiêm chỉnh.

Xã Phú Thanh ra đời vào những năm đầu cả nước đón nhận chủ trương đổi mới toàn diện của Nghị quyết Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI, đây là thời điểm lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã nhà. Sau một nhiệm kỳ, Đảng bộ và chính quyền xã vạch định những chủ trương, đường lối đúng hướng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng phù hợp với tình hình chung của cả nước, đó là chủ trương tư duy đổi mới theo tinh thần Nghị quyết đổi mới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Trên tinh thần đó, cùng với khí thế thi đua xây dựng quê hương của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã, đời sống nhân dân được cải thiện về vật chất cũng như tinh thần. Đẩy mạnh công tác trồng rừng, sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, dần xóa bỏ sản xuất tự cung tự cấp. Bên cạnh đó các tổ chức đoàn thể được thành lập sát cánh cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã nhà tạo ra tiền đề cho những năm tiếp theo.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có 19 đại biểu, Các đoàn thể gồm Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, được tổ chức và đi vào hoạt động theo đúng điều lệ của các đoàn thể. Giai đoạn này cơ bản đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, bệnh dịch sốt rét giảm rõ rệt, trên mặt trận văn hoá - xã hội có nhiều đổi mới. Tình hình di cư tự do vào Tây Nguyên vẫn diễn ra, đến đầu năm 1995 mới cơ bản ổn định về dân số, cuối năm 1996 diện tích luồng tập thể đã được thanh lý chia cho hộ gia đình. Ý thức sản xuất nhân dân có nhiều đổi mới, tiến bộ. Tình hình an ninh - trật tự, an toàn xã hội đảm bảo tốt, bộ máy lãnh đạo của xã trong cả hệ thống chính trị được cải tiến, hoạt động theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.

* Đảng bộ xã Phú Thanh lần thứ II (nhiệm kỳ 1995 - 2000).

Đại hội tiến hành trong 2 ngày (30 - 31/5/1995) tại bản Páng gồm 58 đại biểu tham dự Đại hội. Đại hội đã bầu 9 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ.

Tại phiên họp đầu tiên Ban chấp hành bầu ra Ban Thường vụ gồm 3 đồng chí Hà Văn Dạn được bầu Bí thư Đảng uỷ; đồng chí Hà Minh Lá được bầu làm Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã; đồng chí Hà Chí Thức được bầu Thường vụ trực Đảng uỷ.

Các tổ chức chính trị gồm: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh. Các đoàn thể trong hệ thống chính trị đi vào hoạt động có nề nếp, xã đạt nhiều thành tích về mọi mặt.

Đại hội đã ra Nghị quyết tiếp tục đổi mới về lãnh đạo quản lý và tổ chức thực hiện trên các mục tiêu kinh tế, xã hội; an ninh và quốc phòng và công tác Đảng, công tác tổ chức phong trào đoàn thể quần chúng.

Phát huy thắng lợi đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Khai thác tiềm lực sẵn có của địa phương, làm chuyển biến một bước cơ bản cơ cấu kinh tế để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân, làm tốt công tác an ninh- quốc phòng. Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 09/CP và Quyết định 138/CP về chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm. Thực hiện chỉnh đốn Đảng, nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên theo tinh thần Nghị quyết 03 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII và Nghị quyết 24 của Tỉnh ủy Thanh Hóa. Xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Về kinh tế: Đại hội xác định cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - thương mại, trong đó lâm nghiệp chú trọng trồng luồng, còn lại trồng các loại cây như vầu, nứa. Về nông nghiệp mỗi năm khai hoang thêm từ 15 - 20 ha trồng lúa nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 10% trở lên, bình quân lương thực là 300kg/người, thu nhập đạt 1 - 1,5 triệu/người/năm.

Văn hóa - xã hội: Phấn đến năm 1999 xã hoàn thành xoá mù chữ cho đồng bào lớn tuổi, không còn hộ đói, giảm 20% hộ nghèo, 50% số hộ gia đình đạt gia đình văn hoá. Có từ 60 - 70% số hộ có điện sáng, tốt nghiệp lớp 9 có từ 100 - 150 em, có từ 1 - 5 em đi học các lớp y sĩ, có từ 20 - 30 em đi học tại các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, Đại học và có 1 - 2 cán bộ thú y; dân số giảm xuống 2,1%.

Cùng với việc phát triển kinh tế, công tác chăm lo giải quyết tốt các chính sách xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa - thể thao, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, xây dựng chính quyền, đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng.

Về công tác xây dựng cơ bản, giao thông thuỷ lợi luôn được Đảng bộ và chính quyền quan tâm chỉ đạo. Trong 5 năm tới cần phấn đấu tranh thủ các dự án đối với xã 135 để xây dựng trường học khu chính và nhà ở cho giáo viên; xây dựng trụ sở UBND xã.

Công tác xây dựng Đảng: Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm là Đảng bộ trong sạch vững mạnh nhằm nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng bộ ngày càng được nâng cao. Mục tiêu đến năm 2000, không còn đảng viên yếu kém, chi bộ yếu kém. Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh, quan tâm bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới hàng năm ít nhất mỗi Chi bộ có 1 đảng viên được kết nạp. Tuy nhiên không được chạy theo số lượng mà cần chú trọng đến chất lượng. Kiên quyết xử lý những đảng viên thoái hoá biến chất, không tha thiết với Đảng. Công tác kiểm tra Đảng phải thường xuyên, uỷ ban kiểm tra phải nâng cao trách nhiệm chất lượng kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Đảng.

Phát huy tinh thần dân chủ, đổi mới, đoàn kết, trí tuệ và trách nhiệm, sau khi đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ II, Đảng bộ đề ra phương hướng mục tiêu giải pháp tiến hành sự nghiệp đổi mới giai đoạn 1996 – 2000.

Sau Đại hội, Đảng bộ phát động nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ II đề ra. Phú Thanh đã giành được một số thành quả quan trọng

Sản xuất nông - lâm nghiệp là mặt trận hàng đầu. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 453,6 tấn, mức ăn bình quân hàng năm đạt 25kg/người/tháng, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, kết hợp việc giao đất khoán rừng, làm tốt việc quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ lâm thổ sản, ứng dụng khoa học kỹ thuật về giống và cây trồng, vật nuôi để tăng nhanh sản phẩm hàng hoá. Cải tạo đồng ruộng, nâng độ màu mỡ trên các thửa ruộng của mình do vậy mà năng suất sản lượng ngày càng tăng cao. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá được đẩy mạnh, tăng nhanh về số lượng và chất lượng.

Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển tích cực và đa dạng, các nghề đan lát, thêu thùa được phát triển.

Cùng với sự phát triển về kinh tế, công tác văn hóa – xã hội đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Việc thực hiện chính sách xã hội luôn đảm bảo, phong trào đoàn kết, tương thân tương ái, giúp nhau cùng xoá đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng đạt nhiều kết quả. Đời sống các hộ gia đình chính sách được nâng lên rõ rệt, 60% số hộ có điện sinh hoạt từ điện lưới quốc gia và các máy thuỷ điện loại nhỏ.

Giáo dục – đào tạo: Đảng bộ đã quán triệt học tập Nghị quyết Trung ương II (khoá VIII) về công tác giáo dục đào tạo, thấm nhuần quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học được tu sửa, bổ sung thường xuyên, nhằm đảm bảo cho việc dạy và học của 3 cấp trường trong xã. Chất lượng dạy và học có chiều hướng đi lên. Năm học 1997- 1999, các khối mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tăng về số lượng và chất lượng. Số học sinh thi đậu vào trung học phổ thông ngày càng tăng.

An ninh – Quốc phòng: Lực lượng dân quân tự vệ định kỳ hàng năm thực hiện tốt kế hoạch huấn luyện, bổ sung phương án tác chiến trị an, diễn tập theo cơ chế 02 đúng quy trình và phù hợp với đặc điểm xã vùng cao. Lực lượng dân quân tích cực tham gia làm đường, thuỷ lợi, phòng chống cháy rừng. Trong đó, tập trung vào thực hiện cuộc vận động "Xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, làm chủ, sẵn sàng chiến đấu" kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Phú Thanh Từ năm 1997 đến năm 1999, liên tục Ban Công an xã đều đạt danh hiệu "Đơn vị quyết thắng"

Công tác xây dựng cơ bản, giao thông thuỷ lợi, quản lý đất đai tài nguyên rừng luôn được Đảng bộ và chính quyền quan tâm chỉ đạo. Trong 2 năm (1998 – 1999) đã xây dựng được những công trình phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc đã thu hút hơn 100 hội viên tham gia sinh hoạt ở 6 tổ đã cùng các đoàn thể quần chúng bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương trong từng giai đoạn để tuyên truyền, vận động hội viên tham gia thực hiện nhiều phong trào đã được sự ủng hộ của đông đảo hội viên các đoàn thể như phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, phong trào "ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo" phong trào "xóa đói giảm nghèo"..

Số lượng đoàn viên thanh niên tham gia sinh hoạt là 100 người sinh hoạt ở 5 chi đoàn. Năm 2000, Đoàn thanh niên thực hiện kế hoạch "Tiếp lửa truyền thống mãi mãi tuổi 20" đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc với đoàn viên, khơi dậy khát vọng của tuổi trẻ cống hiến tuổi thanh xuân cho phong trào "thi đua tình nguyện và bảo vệ Tổ quốc".

Hội Phụ nữ đã tập hợp được gần 300 hội viên tham gia sinh hoạt ở 5 chi hội, tích cực thực hiện các phong trào nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc, giúp nhau làm kinh tế gia đình.

Hội Nông dân đã kết nạp được gần 500 hội viên tham gia sinh hoạt ở 5 chi hội. Hội người cao tuổi có 236 hội viên tích cực tham gia ở 6 chi hội.

Hội Cựu chiến binh có 121 hội viên... Hoạt động của các tổ chức quần chúng đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội mà nghị quyết của Đảng bộ và Hội đồng nhân dân xã đề ra.

Sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân không ngừng được tăng cường. Cơ sở vật chất của trạm y tế có nhiều chuyển biến, các y sĩ được tham gia các lớp nâng cao chuyên môn do huyện và các tổ chức y tế tổ chức. Nhiệm vụ y tế dự phòng và chăm sóc sức khoẻ nhân dân luôn thực hiện tốt, hàng năm không phát sinh dịch bệnh; Chương trình vệ sinh môi trường triển khai thực hiện nghiêm ngặt.

Chính quyền và các đoàn thể không ngừng được củng cố và phát huy, HĐND sinh hoạt và hoạt động có nề nếp, luôn thực thi nhiệm vụ đúng luật và thể chế hóa tốt Nghị quyết Đảng bộ về nhiệm vụ mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh cùng kế hoạch, giải pháp thực hiện cho từng năm; Đồng thời, không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng các kỳ họp, các kỳ tiếp xúc cử tri. Cuối năm 1999, Đảng ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc đã tổ chức thành công cuộc bầu cử HĐND đúng quy trình. Cử tri trong xã đã làm tốt nghĩa vụ công dân và bầu đủ số lượng đại biểu HĐND theo quy định. Các đại biểu HĐND khoá mới được nâng cao hơn về chất lượng so với nhiệm kỳ trước..

Công tác xây dựng Đảng: Thực hiện nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, trong nhiệm kỳ, Đảng ủy đã thực hiện đúng quy trình công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ; Cuối năm 1999, đã có 80% cán bộ xã có trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ. Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ đã cử đi học tập trung và tại chức 6 đồng chí. Bên cạnh đó, Đảng bộ luôn chú trọng công tác phát triển Đảng đối với đoàn viên trẻ có năng lực. Công tác kiểm tra Đảng được chú ý nhằm phát hiện những lệch lạc, yếu kém để cấp ủy có kế hoạch chỉnh đốn, uốn nắn kịp thời. Đảng bộ quan tâm giúp đỡ các chi bộ yếu kém, số lượng và chất lượng đảng viên và các tổ chức cơ sở Đảng cũng được nâng lên. Trong 3 năm qua 1997 - 1999, Đảng bộ Phú Thanh đã tập trung xây dựng Đảng về tất cả các lĩnh vực. Đảng bộ đã kịp thời triển khai các nghị quyết của Đảng bộ các cấp, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 2, Nghị quyết Trung ương 6 (khoá VIII), Quy định của Bộ Chính trị về 19 điều đảng viên không được làm. Qua 3 năm học tập triển khai với 53 đồng chí tham gia, nhận thức của Đảng viên được tăng lên rõ rệt. Với quan điểm tập thể kiểm điểm trước cá nhân, lãnh đạo làm trước, đảng viên kiểm điểm sau, các chi bộ đã tham gia kiểm điểm phê bình Ban Thường vụ, BCH Đảng ủy và UBND xã với những ý kiến thẳng thắn, trung thực. Đảng bộ đã gắn việc kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 với phân tích chất lượng đảng viên qua các năm. Vai trò lãnh đạo của Đảng luôn được thể hiện, lòng tin được giữ vững, số Chi bộ trong sạch vững mạnh và đảng viên loại 1 hàng năm đều tăng; Chi bộ vững mạnh năm 1996, đạt 34%, năm 1997, đạt 71,4%. Đảng viên loại 1 năm 1996, đạt 65%, năm 1999, đạt 83%. Trong 5 năm đã kết nạp được 40 đảng viên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó Phú Thanh là xã còn nghèo so với mặt bằng chung toàn huyện Quan Hóa. Đời sống nhân dân có tăng trưởng nhưng chưa đáng kể tỷ hộ nghèo cuối năm 1999, bb còn gần 50%. Do đó, công tác xoá đói giảm nghèo được xác định là chiến lược lâu dài, cần sự vào cuộc quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền địa phương, mặt trận, các đoàn thể và phát huy nội lực của toàn thể nhân dân.

Có thể nói trong 5 năm 1995 – 2000, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Phú Thanh đã phấn đấu hoàn thành cơ bản các mục tiêu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ V (tháng 12 năm 1997) đề ra. Hoạt động kinh tế khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực trồng rừng, khai thác lâm nghiệp, chăn nuôi, vườn đồi, trang trại, dịch vụ thương mại. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân có nhiều thay đổi. Hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền được nâng cao, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, Đảng bộ được củng cố ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên, còn có những khuyết điểm cần phải khắc phục là: Tinh thần tự phê bình và phê bình trong Ban Chấp hành Đảng ủy chưa nghiêm dẫn đến một số đồng chí chưa thực sự nâng cao vai trò gương mẫu của người đảng viên. Vai trò tập thể lãnh đạo chưa được phát huy, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Đó là những vấn đề đặt ra đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Phú Thanh phải khắc phục trong thời gian trước mắt để tiếp tục đưa công cuộc xây dựng quê hương thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày càng giàu đẹp.

II. ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TRONG ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN QUÊ HƯƠNG PHÚ THANH (2000 - 2015)

Trong hơn 10 năm đầu thế kỷ XXI, Đảng bộ và nhân dân xã Phú Thanh tiếp tục bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001), lần thứ X (2006). Đặc biệt là đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) của Đảng được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã đánh giá đất nước ta sau 15 năm đổi mới, những thành tựu đạt được chính là mô hình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã tạo thế và lực cho cả dân tộc bước vào giai đoạn mới, giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Triển khai đường lối của Đảng trong điều kiện cụ thể ở Thanh Hóa, tháng 1 năm 2001, Đảng bộ tỉnh Đại hội lần thứ XV đã xác định phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2001 – 2005: “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng tốc độ phát triển, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực,..tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tích cực chuẩn bị hội nhập kính tế trong khu vực và thế giới".

Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp đã mở ra phương hướng mới và tạo ra những điều kiện thuận lợi thúc đẩy phong trào cách mạng xã nhà phát triển. Đảng bộ chuẩn bị bước vào Đại hội lần thứ III (nhiệm kỳ 2000 – 2005).

1. Đại hội Đảng bộ xã Phú Thanh lần thứ III (nhiệm kỳ 2000 – 2005)

Thực hiện Chỉ thị số 54 CT/TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 21KH/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa; Kế hoạch của Huyện uỷ Quan Hóa về việc tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp. Trong hai ngày 19 - 20 tháng 9 năm 2000, tại Hội trường UBND xã, Đại hội Đảng bộ xã Phú Thanh lần thứ III, (nhiệm kỳ 2000 - 2005) tổ chức với sự tham gia của các đồng chí đảng viên trong Đảng bộ.

Đại hội đã tiến hành đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chính trị nhiệm kỳ 1995 - 2000 và đề ra phương hướng của nhiệm kỳ mới. Bên cạnh thành tích đạt được, Đại hội cũng vạch ra những hạn chế, khuyết điểm: Cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm, các công trình phúc lợi xuống cấp, tỷ lệ hộ nghèo, đói còn cao, nhiều vi phạm chưa được giải quyết.

Đại hội đã đề ra phương hướng của nhiệm kỳ 2000 - 2005: Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, tranh thủ những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và vững chắc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với đảm bảo lành mạnh về xã hội; ổn định chính trị, giữ vững an ninh trật tự; Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Nâng cao uy tín lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể nhân dân. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Đại hội đã đưa ra những mục tiêu chủ yếu sau:

Về kinh tế: Cơ cấu kinh tế là Lâm – nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ. Trong đó: Lâm – nông nghiệp chiếm 93%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 2%, Dịch vụ chiếm 5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 6% trở lên. Sản lượng lương thực sản xuất hàng năm đạt 544 tấn/năm. Mức ăn bình quân đạt 360kg/người/năm. Thu nhập bình quân đạt 1.800.000đ/người/năm. Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2005 đạt 50.000.000 đồng.

Về văn hóa – xã hội: Giữ tỷ lệ sinh hàng năm là 1,0%. Đến năm 2005 có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,4%. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống 10%. Năm 2005, không còn hộ đói, giảm hộ nghèo từ 30% năm 2000 xuống 15% năm 2005. Năm 2005 số hộ khá tăng lên 5%; Khai trương 3 làng văn hóa, có 75% số gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”. Đến năm 2005, xã phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.

Xây dựng Đảng: 100% số Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh. Kết nạp được 50 đảng viên mới trở lên.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành khóa mới gồm có 9 đồng chí. Trong phiên họp đầu tiên, Ban Chấp hành Đảng bộ bầu đồng chí Hà Chí Thức - Bí thư Đảng ủy; đồng chí Hà Minh Lá Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã; đồng chí Hà Minh Bội - Ủy viên Ban Thường vụ - Trực Đảng ủy xã.

Sau Đại hội, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khóa III, Đảng bộ đã tập trung triển khai các nhiệm vụ trên toàn bộ các lĩnh vực, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế. Hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu sản xuất nông lâm nghiệp, sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 385 tấn mức tăng bình quân hàng năm là 7,66%. Mức ăn đạt 250kg/người, đời sống nhân dân từng bước ổn định.

Khai hoang ruộng nước, trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc – thực hiện 135 CP của chính phủ, dự án WB, kiên cố hóa trường lớp học

Trong sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ quan tâm chỉ đạo các biện pháp tăng trưởng nền kinh tế do đó đã có nhiều bước phát triển khá theo hướng nông, lâm kết hợp, tận dụng những piềng bãi khai hoang thêm nhiều diện tích lúa nước, tổng diện tích gieo trồng lúa nước và lúa rẫy, ngô, sắn... Hoạt động ngân sách xã có nhiều tiến bộ, hàng năm Ban tài chính xã đã xây dựng dự toán thu - chi sát với thực tế, khai thác tốt các nguồn thu.

Đồng thời với việc chỉ đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ chính quyền luôn coi trọng đến sự phát triển của sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế xã nhà. Về giáo dục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khoá VI, công tác giáo dục được quan tâm phát triển đúng mức. Hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Do đó, chất lượng giáo dục ngày càng tăng cao, hệ thống các cấp hoàn thiện từ mầm non đến trung học. Trường mầm non đã huy động 85 - 90% trẻ em trong độ tuổi được đến lớp, tỷ lệ các cháu vào lớp 1 từ 80% năm 2000 lên 90% vào năm 2005.

Trường tiểu học và trung học cơ sở đạt được những kết quả khá, tỷ lệ học sinh lên lớp, đậu tốt nghiệp đạt 90 - 95%. Giáo viên dạy giỏi và học sinh khá giỏi ngày càng tăng, chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đã được hoàn thành, cơ sở thiết bị vật chất ngày càng được tăng cường. Hàng năm các nhà trường đều đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện, việc xã hội hoá giáo dục có bước phát triển.

Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác y tế, đặc biệt là Chỉ thị 06 - CT/TW ngày 1 tháng 4 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương về "Củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở", đến nay trạm đã có 6/6 thôn bản đã có cán bộ y tế. Hàng năm trạm đều đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, phấn đấu trạm đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được đội ngũ cán bộ trạm thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm. Trong 5 năm đã đạt được những thành tích đáng kể, trạm đã tổ chức khám và điều trị cho hàng nghìn lượt người, trẻ em trong độ tuổi được uống vitamin A đạt 100%. Các cấp các ngành và các tổ chức đoàn thể đã có nhiều biện pháp cương quyết để hạn chế tình trạng sinh con thứ 3. Ngoài việc khám tại trạm, cán bộ y tế còn trực tiếp xuống từng thôn bản, cơ quan trường học để thực hiện thăm khám chữa bệnh cho các đối tượng. Tuyên truyền vận động nhân dân ăn ở hợp vệ sinh, thực hiện dời chuồng gia súc, gia cầm ra khỏi gầm sàn, sử dụng nước sạch, phòng chống các loại dịch bệnh như uốn ván, tiêu chảy, sốt rét... Do làm tốt công tác tuyên truyền nên 5 năm qua địa phương không có dịch bệnh xảy ra.

Công tác an ninh - quốc phòng: Cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên nhân dân và lực lượng vũ trang về nhiệm vụ toàn dân tham gia bảo vệ Tổ quốc. Luôn luôn duy trì hoạt động của trung đội dân quân, phối hợp phòng thủ diễn tập công tác phòng cháy chữa cháy rừng, phòng chống lụt bão. Hàng năm xã đội mở các lớp huấn luyện quân sự cho các đối tượng theo kế hoạch hướng dẫn của Huyện đội. Số lượng các đồng chí tham dự lớp học qua kiểm tra hầu hết đạt loại khá trở lên. Bên cạnh đó, nhiệm vụ tuyển quân hàng năm của xã đều hoàn thành. Ban chỉ huy quân sự xã Phú Thanh nhiều năm được cấp trên khen thưởng.

Về an ninh: An ninh chính trị, an ninh nông thôn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội chuyển biến tốt. Ban công an xã hàng năm luôn được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương thức hoạt động, thường xuyên giao ban hàng tháng để nắm vững tình hình luôn phối hợp với công an huyện, các ban ngành đoàn thể, thôn bản để tuyên truyền giáo dục pháp luật đến nhân dân. Công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng, quản lý vũ khí vật liệu cháy nổ được ngăn ngừa và xử lý kịp thời.

Đội ngũ công an viên được bồi dưỡng và kiện toàn từ xã đến các bản, nâng cao chất lượng hoạt động. Những kết quả trong công tác an ninh quốc phòng đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội góp phần quan trọng trong sự nghiệp thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Đảng bộ Phú Thanh tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII và cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, đề ra nhiều chủ trương biện pháp xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, tăng cường đoàn kết thống nhất trong tư tưởng và hành động. Nhờ vậy, vai trò và uy tín của Đảng được khôi phục và nâng cao.

Công tác cán bộ và phát triển đảng viên mới được quan tâm. Phương án qui hoạch các chức danh chủ chốt được thực hiện dân chủ công khai theo đúng quy trình hướng dẫn của cấp trên. Trong nhiệm kỳ qua đã cử cán bộ đi học về lý luận và chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo hơn 80% cán bộ chuyên trách xã có trình độ Trung cấp chính trị và quản lý Nhà nước, 85% Bí thư Chi bộ, Trưởng bản được đào tạo chính trị sơ cấp trở lên trở lên. Cấp ủy chi bộ thường xuyên được kiện toàn củng cố. Ban Tuyên giáo và ban Dân vận của Đảng bộ được thành lập và bước đầu đi vào hoạt động.

Công tác đánh giá chất lượng đảng viên và các chi bộ được tiến hành theo định kỳ. Qua phân loại hàng năm, năm 2000 – 2005, chi bộ luôn đạt loại khá, Đảng bộ liên tục nhiều năm được Huyện ủy công nhận đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh.

Công tác phát triển đảng viên mới và công tác kiểm tra được cấp ủy thực hiện thường xuyên. Hàng năm, Đảng bộ Phú Thanh có kế hoạch cụ thể trong việc bồi dưỡng, giáo dục và kết nạp những quần chúng ưu tú vào Đảng. Do làm tốt công tác trên, trong nhiệm kỳ 2000 – 2005, Đảng bộ đã kết nạp được 20 đảng viên, trung bình một năm kết nạp 4 đảng viên. Trong nhiệm kỳ, Ủy ban kiểm tra đã tiến hành kiểm tra thường xuyên đã giúp cho cấp ủy kịp thời uốn nắn những hành vi vi phạm của người đảng viên, qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh.

Công tác dân vận của Đảng có nhiều tiến bộ, đổi mới trong từng giai đoạn cụ thể, Đảng bộ đã làm tốt nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, qua những buổi tiếp dân 1 tuần/1 lần tại trụ sở UBND xã đã nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của bà con và những diễn biến trong tâm tư tình cảm của nhân dân để qua đó có những điều chỉnh, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng được vững mạnh.

Để nâng cao vai trò thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cấp uỷ Đảng thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác hoạt động của chính quyền. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, nâng cao chất lượng của các kỳ họp, phát huy được vai trò là cơ quan quyền lực ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân. Thực hiện tốt chức năng giám sát của Đại biểu đội đồng nhân dân được tăng cường. Những vướng mắc, khiếu nại của công dân được Hội đồng nhân dân phối hợp uỷ ban nhân dân xã giải quyết kịp thời.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã làm tốt vai trò tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước. Đoàn thanh niên thực hiện nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới, phổ biến luật hôn nhân gia đình, luật nghĩa vụ quân sự từ năm 2000 đến 2005 đã có gần 20 thanh niên nhập ngũ, đoàn thanh niên đã làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, mỗi đoàn viên thanh niên dành một ngày công giúp các gia đình chính sách, các gia đình liệt sĩ, có công với cách mạng, tham gia ủng hộ đồng bào lũ lụt, thiên tai.

Hội liên hiệp phụ nữ xã, làm tốt công tác thu hút hội viên và bảo vệ quyền lợi cho hội viên tương trợ giúp nhau xoá đói giảm nghèo, công tác hậu phương quân đội, quyên góp ủng hộ xây đền thờ Hai Bà Trưng, tượng đài Bác Hồ, tượng đài mẹ Việt Nam Anh hùng ủng hộ bộ đội hải đảo Trường Sa, xây dựng nhà tình thương... Hội đã phát động và xây dựng mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi, mô hình phụ nữ không sinh con thứ 3. Duy trì thường xuyên phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc". Hội đã đửng ra Ngân hàng vay vốn cho hội viên phát triển kinh tế so với số dư hàng chục triệu đồng. Hàng năm chi hội đều được công nhận khá đến vững mạnh.

Phú Thanh là xã vùng cao có diện tích đất rừng lớn, do đó lâm nghiệp được cấp ủy Đảng, chính quyền chú trọng, bởi đây là thế mạnh của địa phương, trong đó công tác quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi, mở rộng diện tích được xem là nhiệm vụ trọng tâm. Đảng ủy, chính quyền thành lập Ban chỉ đạo gồm có 20 thành viên do đồng chí phó chủ tịch UBND phụ trách kinh tế làm Trưởng ban với 60 thành viên khác thuộc 6 bản với nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng, trực 24/24 tại văn phòng uỷ ban xã, với phương châm 4 tại chỗ.

Sau 5 năm (2000 - 2005), Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Phú Thanh đã giành được nhiều kết quả quan trọng. Cơ cấu kinh tế chuyển hướng, cây trồng, vật nuôi, mùa vụ chuyển biến mạnh, văn hóa xã hội phát triển, đời sống nhân dân có nhiều khởi sắc. Đó là những tiền đề quan trọng để Đảng bộ, trong đó trọng tâm là Đảng ủy xã có những quyết định đúng đắn để tạo ra bước đột phá đưa sự nghiệp cách mạng xã nhà lên tầm cao mới.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, xã Phú Thanh còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại: Nền kinh tế được nâng lên nhưng tốc độ phát triển còn chậm, cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất còn nghèo nàn, năng xuất lao động ở một bộ phận nhân dân chưa có cơ sở sản xuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp. Mức sống của nhân dân vẫn còn thấp, sự chênh lệch trong đời sống của đồng bào còn cao, nhu cầu hưởng thụ văn hóa còn hạn chế, chất lượng giáo dục, y tế vệ sinh môi trường chưa được bảo đảm. Thực hiện chế độ chính sách đối tượng được hưởng có mặt hạn chế chậm so với chủ trương cấp trên ban hành.

Với truyền thống đã được hun đúc trong 17 năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Phú Thanh vững bước trong giai đoạn mới, giai đoạn cả nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nông thôn mới.

2. Đại hội Đảng bộ xã Phú Thanh lần thứ IV (nhiệm kỳ 2005 - 2010)

Bước vào giai đoạn 2005 - 2010, đất nước tổng kết 20 năm đổi mới, đề ra nhiều phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phấn đấu đưa đất nước ta nhanh chóng thoát khỏi tình trạng kém phát triển.

Tại Hà Nội, từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 4 năm 2006, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định phương hướng phát triển đất nước giai đoạn 2006 - 2010: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

Thực hiện nhiệm vụ của Đảng, tháng 12 năm 2005, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tiến hành Đại hội lần thứ XVI. Đại hội nhấn mạnh: "Thời kỳ 2006 - 2010 cần phải nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng hơn nữa, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần tiến công cách mạng, chớp thời cơ vận hội vượt qua khó khăn thách thức tiếp tục đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước giàu đẹp, vững mạnh".

Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu giải pháp của Đại hội Đảng các cấp dẫn đường cho các đơn vị trên địa bàn huyện trong đó có Phú Thanh tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa quê hương.

Thực hiện chỉ thị số 46 CT/TW của Bộ Chính trị và kế hoạch số 20 KH/TCTU của Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Hướng dẫn số 20 ngày 25/3/2005 của Huyện ủy Quan Hóa, về việc chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Đại hội Đảng bộ xã Phú Thanh khóa IV nhiệm kỳ 2005 - 2010 được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 7 năm 2005 tại hội trường xã. Đại hội đã nghe và đóng góp ý kiến vào Báo cáo chính trị và Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Đảng bộ khoá III.

Đại hội đã ra nghị quyết thống nhất quyết định về những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2000 - 2005, đề phương hướng nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho nhiệm kỳ 2005 - 2010 là "Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, tận dụng những thuận lợi, khắc phục khó khăn. Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, phát huy tiềm năng thế mạnh về đất đai, tài nguyên, ưu tiên tạo điều kiện cho những cá nhân, tập thể sản xuất giỏi mang tính trang trại nhỏ và vừa, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giải quyết tốt các vấn đề xã hội nâng cao đời sống cho nhân dân, thực hiện có hiệu quả xoá đói giảm nghèo. Bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, củng cố vững chắc nền an ninh quốc phòng, từng bước xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ. Đẩy mạnh công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, chính quyền Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể trong sạch vững mạnh toàn diện".

Đại hội đã quyết nghị những mục tiêu chủ yếu:

Về kinh tế: Đai hội xác định cơ cấu kinh té là lâm – nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp dịch vụ trong đó: lâm nông nghiệp chiếm tỷ trọng 82,8%, tiểu thủ công nghiệp 5%; dịch vụ thương mại 10%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 7% trở lên, sản lượng lương thực có hạt đạt 417 tấn, mức ăn bình quân đạt 360kg/người/năm, phấn đấu năm 2010 là 4.200.000đ/người/năm/ Thu ngân sách trên địa bàn đạt 10.000.000 trở lên.

Về văn hóa – xã hội: Đảm bảo mức tăng dân số tự nhiên 0.6% trở xuống; xóa hộ đói, giảm hộ nghèo xuống 10%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 23% vào năm 2010; phấn đấu khai trương thêm 3 làng văn hóa, số hộ gia đình văn hóa đạt 75%.

Công tác xây dựng Đảng: Phấn đấu 6/8 Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh; Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Kết nạp được 50 đảng viên mới vào năm 2010.

Đại hội đưa ra những giải pháp chủ yếu: Về kinh tế phát triển nền nông nghiệp toàn diện, đa cây, đa con phù hợp nhất là cây luồng phấn đấu mỗi năm trồng mới từ 200 – 220 nghìn cây, khai thác gỗ vườn các loại đạt 230m3, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày như cây đậu tương, cây ăn quả đạt tỷ trọng 50% tổng sản lượng nông nghiệp. Chú trọng gắn sản xuất với chế biến tạo ra sản phẩm hàng hóa, đủ sức cạnh tranh trên thị trường mang lại hiệu quả kinh tế cao. Duy trì số diện tích lúa nước hiện có, tích cực khai hoang phục hóa thêm diện tích ở những nơi thuận lợi. Quản lý tốt các công trình thủy lợi, tích cực sửa chữa, cải tạo phai đập. Áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Diện tích lúa nước từ 20,6 ha lên 30ha vào năm 2010, năng suất bình quân đạt 42 tạ/ha/vụ; diện tích ngô từ 170 ha tăng lên 190 ha trong đó diện tích ngô lai đạt 70% trở lên. Trong chăn nuôi tiếp tục phát triển đa dạng, theo hướng sản xuất hàng hóa, phấn đấu đưa tỷ trọng chăn nuôi lên 40% giá trị sản xuất nông nghiệp, cải tạo đàn trâu, bò, dê, lợn trên cơ sở chăn nuôi quy hoạch vùng.

Giải pháp về văn hóa – xã hội: Đảm bảo trẻ em đúng độ tuổi đều được đến trường. Đẩy mạnh việc xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đồng thời coi trọng chất lượng các cấp học. Quan tâm đời sống giáo viên khuyến khích giáo viên dạy giỏi, học sinh nghèo vượt khó có những phần thưởng xứng đáng. Xây dựng nếp sống văn hóa, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII. Phấn đấu năm 2010, có 5 làng văn hóa chiếm 80% số làng bản. Tăng cường công tác y tế, dân số KHHGĐ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Giải quyết tốt chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước, thực hiện có hiệu quả việc đền ơn đáp nghĩa người có công và quan tâm đến gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Về Quốc phòng – an ninh: Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho mỗi cán bộ đnagr viên, nhân dân nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong giai đoạn mới, đề cao cảnh giác cách mạng, chống mọi biểu hiện tiêu cực. Xây dựng phương án phòng thủ vững chắc, củng cố lực lượng dân quân tự vệ đủ mạnh về số lượng và chất lượng. Hoàn thành chương trình huấn luyện quân sự hàng năm. Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật đến cán bộ đảng viên và nhân dân, tạo môi trường làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ, Mặt trận Tổ quốc xã đã chăm lo tổ chức, xây dựng tốt các tổ chức thành viên của mình như: Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi…Làm cho các tổ chức đoàn thể luôn được tổ chức chặt chẽ và hoạt động đúng với yêu cầu chức năng, nhiệm vụ chính trị của mình. Hàng năm, các tổ chức đoàn thể trong xã đều được xếp loại “Hoạt động tốt”.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành khóa IV gồm có 9 đồng chí. Trong phiên họp đầu tiên, BCH Đảng bộ bầu đồng chí Hà Minh Bội Bí thư Đảng ủy; đồng chí Hà Văn Phơi - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã; đồng chí Lương Xinh Cươi - Ủy viên Ban Thường vụ - Trực Đảng ủy xã.

3. Đảng bộ xã Phú Thanh lần thứ V, nhiệm kỳ (2010 – 2015).

Thực hiện Chỉ thị số 37 - CT/TW ngày 4 tháng 5 năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đại hội các cấp tiến tới Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XI, trong 2 ngày 19 – 20 tháng 5 năm 2010 Đảng bộ xã Phú Thanh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V (nhiệm kỳ 2010 - 2015). Về dự Đại hội có các đại biểu và đảng viên từ các chi bộ. Đại hội làm việc với không khí khẩn trương, nghiêm túc, chặt chẽ, theo đúng quy trình.

Đại hội đã long trọng và thông qua báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ khoá IV, nhiệm kỳ (2005 - 2010) trình trước Đại hội. Thông qua báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý vào Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quan Hóa lần thứ XXI và các văn kiện Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XI.

Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ và nhân dân xã Phú Thanh thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội IV đã đạt được những kết quả rất quan trọng trên các lĩnh vực như: Kinh tế hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu sản xuất lâm- nông nghiệp, một số chỉ tiêu có mức tăng trưởng khá. Hoạt động văn hoá - xã hội từng bước được xã hội hoá và đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân về vật chất và tinh thần. An ninh quốc phòng được giữ vững. Hoạt động của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã có bước chuyển biến tích cực, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quản lý và điều hành, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đời sống nhân dân cơ bản ổn định và có một số bộ phận nhân dân có mức sống khá. Các dân tộc trong xã luôn đoàn kết và tin tưởng vào đường lối đổi mới của đảng.Tuy nhiên, trong 5 năm qua vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và trong công tác xây dựng Đảng. Quá trình thực hiện một số nội dung Nghị quyết Đại hội IV có mặt còn lúng túng, các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn nghiện hút các chất ma tuý diễn biến phức tạp. Đời sống nhân dân có được cải thiện, xong hộ đói nghèo vẫn còn nhiều, mức sống còn nhiều khó khăn

Đại hội đã đưa ra phương hướng chung của kế hoạch 5 năm 2010 - 2015 là: Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, tranh thủ thời cơ thuận lợi mới, khắc phục những khó khăn thách thức, đẩy mạnh khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, các nguồn lực cho phát triển, xây dựng nền sản xuất hàng hoá đạt tốc độ tăng trưởng khá và bền vững. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với thực tế địa phương và thị trường, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, phấn đấu không còn hộ đói, từng bước thực hiện công bằng xã hội. Tăng cường và củng cố quốc phòng - an ninh. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, nâng cao khối đại đoàn kết toàn dân, tạo tiền đề vững chắc cho giai đoạn 2010 - 2015.

Đại hội đã Quyết nghị những chỉ tiêu chủ yếu: Xác định cơ cấu kinh tế lâm- nông nghiệp - dịch vụ là hướng đi tới xoá đói giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 12% trở lên. Trong đó lâm nghiệp chiếm 39,92%, nông nghiệp chiếm 19,82%, dịch vụ chiếm 40,26%. Tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 5,900.000 đồng/ người / năm trở lên. Tổng sản lượng lương thực đến năm 2015 đạt 760 tấn trở lên. Thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 1,5% trở lên . Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm giữ mức dưới 1%. Giải quyết việc làm trong 5 năm cho 196 người. Phấn đấu giảm hộ nghèo xuống 3,21% hàng năm. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 25% trở xuống. Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch hợp vệ sinh đạt 95%. Đến năm 2015 có 6/6 làng được công nhân làng văn hoá cấp tỉnh và cấp huyện. Số cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh đạt 80% trở lên, không có chi bộ yếu kém. Kết nạp 30 đảng viên mới trở lên.

Đại hội xác định các công trình trọng tâm: Chương trình phát triển cây luồng và các loại cây nguyên liệu giấy tiếp tục thực hiện việc tra dặm, chăm sóc, bảo vệ rừng luồng, tích cực trồng mới cây luồng và các loại cây nguyên liệu giấy khác như cây xoan, bạch đàn, keo tai tượng.vv. Khuyến khích phát triển chăn nuôi đại gia súc như đàn trâu, bò phấn đấu đến năm 2015 bình quân số trâu, bò của mỗi hộ gia đình nông dân có ít nhất 2 con trở lên. Động viên nhân dân phát triển mạnh mô hình nuôi nhím, nuôi cá, nuôi gà. Phấn đấu kinh tế chăn nuôi chiếm 50% tổng giá trị trong nông nghiệp.

Tạo môi trường thuận lợi về giải quyết các thủ tục hành chính, cho thuê mặt bằng sản xuất, huy động nguồn nhân lực khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp. Coi trọng chế biến lâm sản, nhất là sơ chế nguyên liệu giấy.

Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, tỉnh, huyện kết hợp với huy động các nguồn lực địa phương, nhất là nguồn vốn nhân dân để tăng cường đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, nhà văn hoá .vv.

Tiếp tục đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo. Khuyến khích nhân dân tham gia học văn hoá, lý luận, chuyên môn nghiệp vụ và học nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương. Đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.

Đại hội đưa ra các giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu: Đó là đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lâm- nông- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại.

Tiếp tục phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng lâm - nông nghiệp kết hợp, làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phát huy vị thế kinh tế mũi nhọn là cây luồng, phấn đấu mỗi năm khai thác được từ 20 đến 25 nghìn cây luồng hàng hoá. Đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện các biện pháp thâm canh tăng vụ. Phấn đấu đến năm 2015, diện tích gieo trồng cả năm đạt 483 ha. Trong đó, lúa ruộng 24,6 ha, diện tích ngô 230 ha, sắn 229 ha và các loại cây hoa mầu khác. Phấn đấu đến năm 2015, tổng sản lượng lương thực toàn xã đạt 760 tấn trở lên.

Thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng đàn trâu, bò, đàn lợn và công tác phòng bệnh cho đàn gia súc gia cầm. Phấn đấu đến năm 2015, tổng đàn trâu có ít nhất là 100 con, đàn bò có 600 con, đàn lợn có 1.500 con, đàn nhím có trên 350 con. Nâng tỷ trọng chăn nuôi lên trên 50% tổng giá trị trong nông nghiệp.

Tạo điều kiện cho tiểu thủ công nghiệp phát triển, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm, tiếp tục thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào khai thác vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản trên địa bàn. Phấn đấu thu ngân sách địa bàn hàng năm đạt 1,5%. Coi trọng việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay của các ngân hàng để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, đề phòng thất thoát vồn vay. Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính của bưu điện văn hoá xã, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, tỷ lệ sử dụng máy điện thoại đạt 30 máy/ 100 dân.

Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở. Chủ động xây dựng các dự án, để tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của tỉnh và của trung ương; Quan tâm khai thác nguồn vốn đầu tư trong nhân dân và của các thành phần kinh tế khác, tăng cường đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình phúc lợi xã hội như đường, trường học, nhà văn hoá, các công trình thuỷ lợi. Đầu tư xây dựng phải đi vào trọng tâm, trọng điểm. Nâng cao trách nhiệm các chủ đầu tư, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, hạn chế thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư, nâng cao chất lượng các công trình xây dựng.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Củng cố vững chắc chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục và xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Thực hiện có hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học; Phấn đấu có số học sinh giỏi các cấp hàng năm tăng,có 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, có 100%

số phòng học kiên cố.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào" Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" và tiếp tục thực hiện Nghị quyết 02 của Ban Chấp hành huyện uỷ khoá XIX về nội dung" Xây dựng làng văn hoá" Phấn đấu đến năm 2015, có 6/6 làng được công nhận làng văn hoá cấp tỉnh, cấp huyện, có 65% gia đình trong xã đạt chuẩn văn hoá. Làm tốt công tác quản lý Nhà nước về văn hoá thông tin; Giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. Tích cực đấu tranh với các hủ tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội. Coi trọng vai trò của gia đình, dòng họ và các cơ quan, đoàn thể trong việc tuyên truyền vận động giúp đỡ người nghiện ma tuý tái hoà nhập cộng đồng.

Đẩy mạnh phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng. Phấn đấu hàng năm có 10% dân số tập TDTT thường xuyên, tổ chức tôt các hoạt động giao lưu thi đấu thể thao trong các dịp lễ hội.

Coi trọng công tác y tế dự phòng, chủ động phòng chồng dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Tiêm phòng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 95% trở lên. Chăm lo củng cố mạng lưới y tế các bản. Thực hiện tốt công tác truyền thông dân số, tăng cường cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản- kế hoạch hóa gia đình, giữ mức tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm không quá 1%.

Phấn đấu mỗi năm tạo việc làm cho 40 lao động trở lên, góp phần nâng cao thu nhập của người lao động. Đến năm 2015, toàn xã cơ bản xoá được hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở xuống.

Tập trung phát triển kinh tế phải gắn với thực hiện các chính sách xã hội, đẩy mạnh thực hiên các phong trào đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng người già, chăm sóc trẻ em; Bảo đảm đầy đủ chế độ, chính sách cho các đối tượng theo quy định của nhà nước, nhằm giúp đỡ các đối tượng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; Thực hiện tốt các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ người nghèo.v.v.

Xây dựng nền Quốc phòng toàn dân và thế trận An ninh nhân dân vững chắc, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tiếp tục quán triệt, thực hiện NQ 08 của Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về" Chiến lược an ninh Quốc gia và Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới". Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiiếp, toàn diện của Đảng đối với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế- xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh. Chú trọng xây dựng lực lượng dự bị động viên và lực lượng dân quân cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, kỷ luật và khả năng tác chiến, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống, không để xảy ra "điểm nóng" và các tình huống đột xuất, bất ngờ.

Tổ chức thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở. Hoàn thành có hiệu quả nhiệm vụ quân sự địa phương, thực hiện đầy đủ chính sách hậu phương quân đội, bài trừ các tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm. Các lực lượng công an - quân sự cần tăng cường phối hợp, chủ động nắm bắt tình hình tội phạm, tệ nạn ma tuý trên địa bàn. Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân; Làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết kịp thời các tố cáo, khiếu nại của công dân. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND theo hướng thiết thực, hiệu quả; Phát huy quyền lực của HĐND trong việc quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh của địa phương. Thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND, MTTQ và các ngành, các Đoàn thể để chuẩn bị nội dung cho các kỳ họp. Phát huy dân chủ trong thảo luận, phương thức chất vấn phải được đổi mới. Nghị quyết của HĐND phải phù hợp với tình hình thực tế địa phương và các qui định của pháp luật. Tăng cường thực hiện chức năng giám sát của HĐND đối với hoạt động của UBND và các cơ quan đóng trên địa bàn của xã, nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, thực hiện các dự án.

Đại biểu HĐND cần nêu cao tinh thần trách nhiệm đi sâu nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tích cực vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

UBND cần coi trọng đổi mới lề lối làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước và quản lý điều hành, tăng cường pháp chế XHCN. Hoạt động của UBND phải bám sát vào Nghị quyết, chỉ thị của đảng, nghị quyết của HĐND cùng cấp và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước vào tình hình thực tế địa phương; Xây dựng cơ chế hợp lý để huy động và thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh lành mạnh để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Tăng cường công tác dân vận của Đảng, phát huy vai trò của MTTQ và các Đoàn thể chính trị - xã hội. Các cấp uỷ Đảng phải lấy việc vận động và chăm lo lợi ích chính đáng của nhân dân là một nội dung chủ yếu trong hoạt động. Định hướng cho MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội xác định mục tiêu, chức năng nhiệm vụ trong mỗi thời kỳ; Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của các tổ chức quần chúng; Tôn trọng lắng nghe ý kiến của nhân dân, tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các Đoàn thể ở cơ sở trong sạch vững mạnh.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cần chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, đoàn viên. Chú trọng coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền giáo dục pháp luật, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho hội viên, đoàn viên. Vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị do cấp uỷ đề ra. Nội dung hoạt động của các đoàn thể phải gắn liền với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh của địa phương; Nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình hạnh phúc; đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý trên địa bàn. Phát huy có hiệu quả các phong trào "Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư"; " Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế"; "Thanh niên xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật và bảo vệ Tổ quốc"; " Nông dân sản xuất giỏi"; hội CCB phát huy bản chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ..vv"; Coi trọng việc sơ kết tổng kết các phong trào, các cuộc vận động, kịp thời phát hiện và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến. Góp phần ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng -an ninh của địa phương.

Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Các cấp uỷ Đảng cần đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng và học tập tấm gương đạo đức tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên. Đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục theo hướng gắn với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng , thiết thực, hiệu quả . Tổ chức tốt việc học tập chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực giáo dục quần chúng, tạo ra sự thống nhất cao trong đảng và sự đồng thuận trong nhân dân; ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân.

Thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, thực hiện tốt công tác qui hoạch, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cả về trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị. Đào tạo cán bộ phải gắn với bố trí sử dụng cán bộ. Dân chủ lựa chọn giời thiệu những đảng viên đủ đức, tài tham gia ứng cử vào bộ máy lãnh đạo của Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội.

Việc nhận xét cán bộ và phân loại cán bộ phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, phù hợp từng ngành từng lĩnh vực, lấy hiệu quả công tác thưc tế và sự tín nhiệm của quần chúng nhân dân làm thước đo chủ yếu; Đảm bảo khách quan, toàn diện, dân chủ, công khai và đúng quy chế đánh giá cán bộ. Hàng năm bí thư cấp uỷ và Chủ tịch HĐND - UBND phải tự kiểm điểm trước quần chúng.

Tập trung chỉ đạo các chi bộ trực thuộc, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt;

Duy trì nề nếp, chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng. Phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phấn đấu có 80% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ trở lên và có trên 80% chi bộ trong sạch, vững mạnh, không có chi bộ yếu kém. Quan tâm phát triển đảng viên mới phấn đấu mỗi năm kết nạp được 08 đảng viên mới trở lên. Hạn chế đảng viên vi phạm và bị xử lý kỷ luật.

Phải gắn công tác tổ chức với tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, kiểm điiểm vào trọng tâm, trọng điểm, tăng cường tra việc thực hiện nghị quyết của Đảng, kiểm tra việc thực hiện được phân công và kiểm tra tư cách Đảng viên. Tôn trọng tìm hiểu, lắng nghe kiến nhận xét, đánh giá của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chủ động kiểm tra các tổ chức và đảng viên có đấu hiệu vi phạm; Giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo. Kiên quyết xử lý những đảng viên và tổ chức đảng có vi phạm, góp phần giữ nghiêm kỷ luật của Đảng.

Đại hội đã bầu Ban chấp Đảng bộ xã gồm 13 đồng chí. Trong phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ gồm 3 đồng chí. Đồng chí Hà Văn Ca Bí thư Đảng ủy; đồng chí Hà Minh Bội tiếp tục được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã; đồng chí Hà Ngọc Biên được bầu làm Phó Bí thư thường trực Đảng ủy.

Sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc trong không khí dân chủ. Đại hội Đảng bộ xã Phú Thanh lần thứ V đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Thành công của Đại hội đã thể hiện ý chí quyết tâm và niềm tin của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã. Đó cũng là sức mạnh cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân xã nhà vượt lên khó khăn, thử thách, tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt của các cấp các ngành, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đề ra, góp phần cùng nhân dân cả nước phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Sau Đại hội, với tinh thần thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI và xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chỉ thị số 03 - CT/TW, ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với kỷ niệm 65 năm Bác Hồ về thăm Thanh Hóa. Đồng thời ban hành và triển khai thực hiện sơ kết 3 năm, thực hiện Nghị quyết 2 năm của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 19 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác thanh niên.

Trong nhiệm kỳ qua Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân xã nhà nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Vì vậy, đã hoàn thành được các mục tiêu của Đại hội Đảng bộ khóa V đề ra, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt mức. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ 12,66% lên 0,66%, (tăng hơn 0,6% so với Nghị quyết). Tổng giá trị sản xuất tăng từ 5.000.000.000 lên đến 10.870.640.000 đồng Thu nhập bình quân đầu người trong nhiệm kỳ qua tăng từ 6.300.000đ. Riêng năm 2014 đạt 9.300.000đ/ người/năm. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 332 tấn (không tăng so với Nghị quyết). Tỷ lệ hộ nghèo giảm 26,4%, tỷ lệ dân số được xem truyền hình đạt 90%, sử dụng điện thoại di động 94% (vượt 44% so với Nghị quyết).

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vững mạnh. Hệ thống chính trị được tăng cường, củng cố. Chương trình xây dựng Nông thôn mới được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đạt được 11/19 tiêu chí tạo đà cho sự phát triển, ổn định đúng hướng của xã nhà trong những năm tới.

Về công tác xây dựng Đảng: Năm 2012, Đảng bộ lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể tổ chức nghiên cứu học tập, quán triệt triển khai và thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI); Nghị quyết số 04 - NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh và các Chỉ thị hướng dẫn của cấp trên. Đặc biệt thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa XI" Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" theo hướng dẫn số 11 - HD/BTC Trung ương ngày 14 tháng 3 năm 2012, hướng dẫn số 03 - HD/BTC Trung ương ngày 9 tháng 4 năm 2012 của Ban tổ chức Trung ương và Kế hoạch số 26 - KH/TU ngày 29 tháng 3 năm 2012 của Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Đảng bộ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị về thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Gần 99% cán bộ đảng viên tham gia học tập và viết bài thu hoạch. Cùng với những hoạt động bổ ích thiết thực đến các tổ chức đoàn thể, các nhà trường phát động cuộc thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng các tiêu chí làm theo lời Bác treo tại các nhà văn hóa bản để cán bộ, đảng viên và nhân dân soi mình vào học tập tấm gương của Bác. Năm 2010, Đảng bộ tiếp tục thực hiện cuộc vận động với chủ đề "Xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch vững mạnh, là đạo đức, là văn minh". Đảng bộ đã tiến hành kiểm điểm đánh giá nghiêm túc về những tồn tại, hạn chế theo 3 nội dung hướng dẫn. Ban Tuyên giáo xã đã tham mưu cho Đảng uỷ tổ chức có hiệu quả nhiều đợt tuyên truyền, phối hợp với ban Dân vận tổ chức cuộc thi "Dân vận khéo" gắn với phong trào thi đua "Chung sức xây dựng khu dân cư mới" nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tổ chức vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương chính sách đường lối, Nghị quyết của Đảng đề ra. Chỉ đạo MTTQ, các tổ chức đoàn thể, làm tốt công tác vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương. Đặc biệt tuyên truyền vận động cử tri đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 tỷ lệ đạt 99%. Tổng kết công tác xây dựng cơ sở vững mạnh và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; Tổ chức hội nghị Công an lắng nghe ý kiến nhân dân năm 2011.

Trong công tác tổ chức cán bộ, Đảng bộ đã chú trọng xây dựng và thực hiện việc qui hoạch nguồn cán bộ kế cận đến năm 2020. Mỗi nhiệm kỳ, Đảng bộ đều cử hàng chục cán bộ đảng viên đi học nâng cao trình độ tại huyện tỉnh, huyện để thêm kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. Đến nay gần 100% cán bộ chủ chốt và công chức xã Phú Thanh có đủ tiêu chuẩn năng lực, trình độ theo quy định, Ban Chấp hành Đảng bộ, chi uỷ các chi bộ phần lớn là các đồng chí có đủ năng lực và phẩm chất để đảm đương các nhiệm vụ được giao. Đảng bộ đã giới thiệu các đồng chí đảng viên có tín nhiệm để bầu vào các chức danh của Hội đồng nhân dân, UBND và lãnh đạo các đoàn thể. Đội ngũ cán bộ xã Phú Thanh luôn được bổ sung kiện toàn.

Đảng bộ thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và sinh hoạt Đảng, chế độ phê bình và tự phê bình trong Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Đảng bộ đã triển khai "Hướng dẫn số 07 của Ban Tổ chức Trung ương" về đánh giá chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên. Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh 80 - 95%, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ 80%.

4. Đại hội Đảng bộ xã Phú Thanh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Đại hội Đảng bộ xã Phú Thanh lần thứ VI được tiến hành từ ngày 17 tháng 5 năm 2015 đến ngày 18 tháng 5 năm 2015 với sự tham gia của 168 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã làm việc tích cực, khẩn trương, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ tập thể, đảm bảo nguyên tắc, làm tốt các nội dung theo Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị.

Đại hội đã thông qua các báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ khoá V chuẩn bị và trình trước Đại hội gồm: Báo cáo chính trị; Báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành Đảng bộ khoá V; Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu; Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp xây dựng vào văn kiện của cấp trên.

Đại hội Quyết nghị các chỉ tiêu: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông- lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ - thương mại.

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 15% trở lên. Cơ cấu các ngành kinh tế lâm nghiệp 39,92%; Nông nghiệp 19,82%; Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại 40,26 %. Tổng giá trị sản xuất đạt 30 tỷ đồng trở lên. Tổng sản lượng lương thực có hạt đến năm 2020 đạt 435,4 tấn trở lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 18 triệu đồng/người trở lên. Thu ngân sách địa bàn tăng 8% trở lên. Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2020: Đàn trâu, bò 1000 con; lợn 1200 con; gia cầm 10.000 con trở lên. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn năm 2020 có 8 đơn vị trở lên. Số hộ sản xuất, kinh doanh cá thể vào năm 2020 có 40 hộ.Tỷ lệ bản đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 là 4/6 bản. Tỷ lệ đường giao thông trên địa bàn được cứng hóa đạt 90%.

Về văn hoá – xã hội: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1%; hộ nghèo năm 2020 giảm xuống còn 8%; hộ cận nghèo đến năm 2020 là 5%. Tỷ lệ nhà ở kiên cố của các hộ gia đình đến năm 2020 đạt 90%. Trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm phòng hàng năm 98%. Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn về gia đình văn hóa đến năm 2020 là 60%. Khai trương 1 làng văn hoá, 01 cơ quan văn hóa, 01 Trường học. Bản có nhà văn hóa đến năm 2020 đạt 100%. Tỷ lệ bản đạt tiêu chí kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2020 đạt 33%.

Về môi trường: Tỷ lệ độ che phủ của rừng đạt 96 % trở lên. Tỷ lệ dân số được dùng nước hợp vệ sinh đến năm 2020 đạt 98%. Tỷ lệ bản đạt tiêu chuẩn về môi trường là 3 bản.

Về an ninh trật tự: Tỷ lệ khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự năm 2020 là 5 bản bằng 83,3 %

Về xây dựng Đảng: Mỗi năm kết nạp 8 đảng viên mới trở lên. Bình quân hàng năm có 80% chi bộ trở lên đạt trong sạch vững mạnh. Tiếp tục giữ vững Đảng bộ đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu.

Từ phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ trên đây, Trong nhiệm kỳ tới phải tiếp tục phát huy nội lực, tranh thủ sự đầu tư của nhà nước. Khai thác thế mạnh đất đai, tài nguyên rừng, lợi thế về lao động đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm - nông- thuỷ sản một cách toàn diện vững chắc theo hướng thâm canh, chuyên canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi tạob ra nhiều sản phẩm nông lâm nghiệp và sản phẩm công nghiệp, hàng hóa. Phát triển dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hoá phục vụ nhân dân. Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ - thương mại. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống, thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo sử dụng đồng vốn đầu tư đạt hiệu quả cao nhất. Tăng cường công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 09 - NQ/TU và Nghị quyết số 11- NQ/HU “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2020”.

Đại hội đã đưa ra các giải pháp để phát triển kinh tế, phát triển văn hóa – xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, giải pháp về xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị sát hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.

Về kinh tế: Tranh thủ tối đa các cơ hội, khai thác hiệu các lợi thế, tiềm năng của địa phương, tạo đột phá trong phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp và dịch vụ, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Tăng cường các hoạt động khuyến nông - khuyến lâm, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây có năng suất, chất lượng cao vào thâm canh. Coi trọng việc đầu tư, sửa chữa, nâng cấp và làm mới các công trình thủy lợi. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Khuyến khích nhân dân đầu tư thâm canh rừng sản xuất, chú trọng phục tráng rừng luồng, chăm sóc rừng xoan, lát đã trồng; khai thác luồng đúng độ tuổi, thời vụ, đảm bảo lợi ích cả trước mắt và lâu dài của người trồng rừng. Tập trung lãnh đạo đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; khắc phục triệt để tình trạng chăn nuôi theo hình thức chăn thả tự nhiên, chuyển sang chăn nuôi có chuồng trại. Chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; nâng tỷ trọng kinh tế chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh việc tận dụng diện tích mặt nước các ao hiện có để nuôi thủy sản bằng các hình thức phù hợp, chú trọng những loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh các hộ kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với kinh tế nông thôn, đào tạo nghề phù hợp cho lao động trẻ, mở các ngành nghề mới mà địa phương có thể phát triển làm ra được sản phẩm mới có chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường, như: dệt thổ cẩm, đan lát,.. sử dụng các nguyên liệu tại chỗ, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương. Thực hiện tốt các luật thuế, thu đúng, thu đủ các nguồn thu trên địa bàn; chi ngân sách phải đảm bảo đúng Luật, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong thu - chi ngân sách.

Về văn hóa- xã hội: Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, gắn với đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2020” của UBND Tỉnh. Quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, phù hợp với điều kiện địa lý và xu hướng biến động dân số. Duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Tập trung mọi nguồn lực, xây dựng trường chuẩn quốc gia. Nâng cao chất lượng hoạt động trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của người dân. Đồng thời đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị vật tư y tế, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân; bảo đảm chế độ quyền lợi cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em người cao tuổi khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập. Đẩy mạnh công tác truyền thông dân số, tăng cường cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình. Giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền; phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, xây dựng xã, bản đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, văn minh, lành mạnh. Tích cực đấu tranh các biểu hiện phi văn hóa, suy đồi đạo đức, lối sống, các hủ tục trong việc cưới, việc tang; ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng. Thực hiện tốt các chương trình, dự án, cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ và Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy, Nghị quyết 11 của Huyện ủy; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, khuyến khích người lao động tự tạo việc làm các doanh nghiệp phát triển ngành nghề sử dụng nhiều lao động và thực hiện có hiệu quả phong trào đền ơn, đáp nghĩa tại địa phương.

Về quốc phòng - an ninh: Tiếp tục quán triệt và vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, an ninh trong thời kỳ đổi mới; chủ động nắm chắc tình hình, triển khai phương án, kế hoạch, tăng cường củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận an ninh nhân dân sẵn sàng đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu "Diễn biến hoà bình" "Bạo loạn lật đổ" của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị xã hội và chủ động trong mọi tình huống, tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, giữ vững trật tự an toàn xã hội; làm tốt công tác tuyển quân hàng năm đạt chỉ tiêu trên giao.

Về công tác tổ chức xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, xây dựng Chương trình hành động cụ thể để thực hiện. Thường xuyên làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo nguồn cán bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, trước hết là cán bộ chủ chốt từ xã đến các bản thực sự vững vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Đến năm 2020, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở xã phải có trình độ trung cấp lý luận và có trình độ đại học trở lên. Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của từng chi bộ, đảng viên gắn liền với việc xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, chăm lo công tác phát triển đảng viên mới. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát theo quy định điều lệ Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".

Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với chính quyền thông qua hoạt động của HĐND, UBND xã. Hội đồng nhân dân đảm bảo chất lượng các kỳ họp và tiếp xúc cử tri, tăng cường hoạt động giám sát của HĐND, của Ban Thanh tra nhân dân, để ngăn ngừa phòng tránh những vi phạm; đồng thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật nhằm giữ nghiêm trật tự kỷ cương xã hội. Uỷ ban nhân dân tiếp tục thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế "Một cửa", "Một cửa liên thông", cải tiến lề lối làm việc, thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, phân công cán bộ làm tốt khâu tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng luật định. Nâng cao vai trò công tác Dân vận của Đảng, tăng cường hơn nữa công tác Dân vận của chính quyền. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng. Tăng cường truyên truyền giáo dục pháp luật; thực hiện có hiệu quả Quyết định số 217 và 218- QĐ/TW của Bộ chính trị (khóa XI) về Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tham gia giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Đại hội đã tiến hành bầu 13 đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Ban Chấp hành bầu ra Ban Thường vụ gồm 3 đồng chí. Đồng chí Hà Xuân Kỷ được bầu làm Bí thư Đảng ủy; đồng chí Hà Ngọc Biên được bầu làm Phó Bí thư Thường trực; đồng chí Hà Minh Bội được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã (tháng 1/2017 đồng chí Cao Xuân Nhuận thay).

Đại hội đã bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quan Hoá lần thứ XXII, gồm 11 đồng chí.

Mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2015 - 2020 là rất nặng nề, bên cạnh những thuận lợi, còn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Song, Ban Chấp hành đảng bộ xã tin tưởng rằng với tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong toàn xã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành quyết tâm lãnh đạo và động viên mọi tầng lớp nhân dân khắc phục khó khăn vượt qua thử thách, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà đại hội Đảng bộ xã lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra, xây dựng quê hương xã Phú Thanh ngày càng giàu đẹp, văn minh.

KẾT LUẬN

Kế thừa, phát huy truyền thống những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ xã Phú Lệ (cũ). 30 năm qua (1988-2018), kể từ ngày thành lập, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Quan Hóa, Đảng bộ xã Phú Thanh đã lãnh đạo nhân dân vượt qua bao khó khăn, thử thách hoàn thành các mục tiêu phát triển của địa phương, góp phần vào công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc và thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Chặng đường 30 năm ấy, Đảng bộ xã Phú Thanh đã lãnh đạo các dân tộc trong xã giành được những thành tựu nổi bật đó là:

Hoà chung cùng truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, cuộc kháng chiến chống Pháp đã được ghi nhận trong truyền thống vẻ vang của lịch sử Đảng bộ xã Phú Lệ (xã gốc của Phú Thanh nay). Mở đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng là điểm khởi đầu thành lập xây dựng và phát triển của Đảng bộ xã Phú Lệ – Phú Thanh Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân xã Phú Lệ – Phú Thanh đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, duy trì và phát triển sản xuất, ổn định đời sống, đồng thời đóng góp hết sức mình chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến. Đời sống lúc này còn gặp nhiều khó khăn, mức sống còn thấp nhưng nhân dân Phú Lệ – Phú Thanh luôn hoàn thành mọi nghĩa vụ chi viện nhân tài vật lực cho sự nghiệp kháng chiến của dân tộc. Hàng trăm thanh niên trong xã hăng hái lên đường nhập ngũ, trực tiếp cầm súng chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường.

Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, xã Phú Lệ – Phú Thanh đã tiễn đưa 74 thanh niên lên đường đánh giặc cứu nước, lập nên nhiều chiến công, có nhiều dũng sỹ diệt Mỹ, chiến sỹ thi đua, có 01 Anh hùng lao động và được nhà nước phong tặng 02 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Kết thúc cuộc kháng chiến nhiều người đã hy sinh trên chiến trường, nhiều người đã mất đi một phần xương máu để lại nơi chiến trường, góp phần tô thêm màu cờ vinh quang của Tổ quốc.

Bước vào thời kỳ hòa bình, nhân dân Phú Lệ – Phú Thanh lại phấn đấu vượt qua những năm đầy khó khăn thử thách của thời kỳ khủng hoảng, duy trì và ổn định sản xuất, bảo đảm đời sống nhân dân. Tiếp đó trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Đảng bộ Phú Thanh nắm vững, vận dụng đúng đắn chủ trương đổi mới của Đảng vào thực tế địa phương, tổ chức và lãnh đạo nhân dân trong xã phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương trong từng giai đoạn.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Đảng bộ xã Phú Thanh lãnh đạo cán bộ và nhân dân các dân tộc trong xã bước vào lao động, xây dựng cuộc sống thời bình. Thế nhưng, mười năm sau chiến tranh (1976 - 1985) là thời kỳ khó khăn nhất của đất nước, của xã nhà. Hậu quả chiến tranh chưa khắc phục được, kinh tế sa sút, cảnh làng bản gần như tiêu điều, xơ xác nhưng dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, Đảng ủy xã Phú Lệ - Phú Thanh nay lãnh đạo quần chúng nhân dân các dân tộc trong xã từng bước tháo gỡ, giải quyết những khó và hậu quả của chiến tranh để lại, không ngừng phát triển đi lên về mọi mặt, để cùng cả nước bước vào thời kỳ đổi mới đất nước (1986 - 1995) và thời kỳ Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, 1996 trở lại đây. Đến nay, kinh tế xã nhà đã phát triển khá toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong xã đã ổn định và từng bước đi lên một cách vững chắc.

Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá ngày một phát triển, có nhiều điển hình tốt, đến nay đã có 4/6 làng đã khai trương, xây dựng làng văn hoá, 02 làng được công nhận cấp huyện. Phong trào văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao quần chúng phát triển tốt.

Sự nhiệp giáo dục được quan tâm. Cũng có những năm đầu thập kỷ 80 không có học sinh tốt nghiệp cấp II, vì lý do trường lớp quá xa, đời sống kinh tế lại khó khăn. Nhưng sau vài năm chất lượng giáo dục được nâng lên, xã hội học tập cho đến nay đã phổ cập xong Tiểu học, THCS, có trình độ đã và đang học Đại học có 5 người, Cao đẳng 10 người, trung cấp có 12 người chiếm 60% số em tốt nghiệp THCS được đi học PTTH – THBT và các trường chuyên nghiệp dạy nghề.

Công tác Ytế dân số - gia đình & trẻ em mấy năm gần đây hoạt động tốt, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Nhân dân được hưởng chính sách khám, chữa bệnh miễn phí cho đối tượng nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. Công tác vệ sinh môi trường sạch đẹp, không còn chuồng gia súc, gia cầm ở dưới gầm nhà.

An ninh chính trị được giữ vững, hoàn thành chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ hàng năm, thực hiện tốt các chính sách xã hội và chính sách hậu phương quân đội. Tình hình an ninh trật tự đảm bảo tốt, địa bàn ổn định, nhân dân phấn khởi an tâm sản xuất, phát triển kinh tế, tích cực tham gia các phong trào văn hóa xã hội.

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể được quan tâm. Tổ chức cơ sở Đảng khi mới thành lập có 06 chi bộ với 48 đảng viên, đến nay Đảng bộ có 10 chi bộ với hơn 200 đảng viên. Đảng bộ được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh hàng năm, Đảng ủy và các chi bộ thực hiện tốt mối quan hệ Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành, các ban, ngành, đoàn thể tham mưu, nhân dân làm chủ. Sau mỗi đợt sinh hoạt, đại hội nhiệm kỳ, tổ chức Đảng, HĐND, UBND được củng cố, chất lượng lãnh đạo được nâng lên, thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Do vậy, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên, công chức, cán bộ được nâng cao.

Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội được kiện toàn theo nhiệm kỳ, nội dung phương pháp hoạt động được đổi mới, thu hút ngày càng đông hội viên, đoàn viên tham gia sinh hoạt, xây dựng quỹ hội, tạo điều kiện cho hội viên xóa đói giảm nghèo xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng.

Với những kết quả đạt được đã để lại cho Đảng bộ và nhân dân những bài học kinh nghiệm:

Một là: Quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đề ra chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ của Đảng phù hợp với thực tiễn tình hình của địa phương; xác định nhiệm vụ trọng tâm và tập trung sức giải quyết những vấn đề cấp bách nhất trong từng giai đoạn cụ thể.

Hai là: Tập trung xây dựng Đảng bộ, Chi bộ trong sạch vững mạnh toàn diện nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ và tính tiền phong gương mẫu của từng đảng viên. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nghị quyết và pháp luật; kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn những việc làm sai trái.

Ba là: Lãnh đạo việc củng cố hệ thống chính trị và các đoàn thể chính trị xã hội vững mạnh, phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc thực hiện tốt qui chế dân chủ và quii ước văn hóa; kết hợp tốt giữa quản lý Nhà nước và tự quản cộng đồng.

Bốn là: Không ngừng chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xây dựng khối đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến toàn thể nhân dân.

Ba mươi năm qua, một chặng đường đấu tranh cách mạng đầy gian khổ và nhiều hy sinh mất mát. Đảng bộ và những lớp cha anh trong xã đã hun đúc thành trang sử hào hùng làm đổi mới quê hương đi cùng với sự phát triển đổi mới của Huyện nhà, của đất nước.

Có được truyền thống lịch sử và đổi mới như ngày hôm nay là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ kính yêu, sự lãnh đạo và quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của Tỉnh uỷ Thanh Hóa, trực tiếp là Huyện uỷ Quan Hoá. Nhân dân và Đảng bộ xã Phú Thanh tin tưởng, phấn đấu, phấn khởi và tự hào trang lịch sử vẻ vang của Đảng bộ. Từ thắng lợi của các thời kỳ cùng với sự đổi mới hôm nay, nhìn lại quá khứ đã đi qua ta thật đáng tự hào và quý trọng biết ơn vào sự lãnh đạo của Đảng, sự phấn đấu, hy sinh của các thế hệ cha, anh đi trước.

Đảng bộ và nhân dân xã Phú Thanh quyết tâm phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang ấy, phấn đấu vươn lên trở thành một xã vững mạnh toàn diện tô thêm truyền thống vẻ vang trong trang sử hào hùng, dành nhiều thắng lợi to lớn hơn sự nghiệp xây dựng quê hương, xây dựng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG UỶ PHÚ THANH CÁC NHIỆM KỲ:

I. Ban chấp hành khoá lâm thời (28/5/1988 – 18/01/1989)

stt

Họ và tên

Chức vụ

Quê quán

Ghi chú

1

Hà Văn Chảnh

Bí thư

Bản Đỏ, Phú Thanh

2

Hà Minh Lá

Phó Bí thư - Chủ tịch xã

Bản Chăng, Phú Thanh

3

Hà Minh Tuấn

Trực Đảng

Bản Páng, Phú Thanh

4

Hà Xuân Hương

Phó Chủ tịch UBND, Phụ trách Nông lâm

Bản Trung Tân, Phú Thanh

5

Lương Xuân Hiệp

Phó Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Công an

Bản Uôn, Phú Thanh

6

Hà Văn Dạn

CT MTTQ

Bản Trung Tân, Phú Thanh

7

Hà Xuân Thống

Chủ nhiệm HTX mua bán

Bản Đỏ, Phú Thanh

8

Hà Thị Ngận

Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ

Bản Đỏ, Phú Thanh

9

Hà Huy Thống

Chỉ huy trưởng Quân sự

Bản Chăng, Phú Thanh

II. Ban chấp hành khoá I (nhiệm kỳ 1990 -1995)

stt

Họ và tên

Chức vụ

Quê quán

Ghi chú

1

Hà Văn Chảnh

Bí thư

Bản Đỏ, Phú Thanh

Từ 1990-1992

về nghỉ hưu

2

Hà Văn Dạn

Bí thư

Bản Trung Tân, Phú Thanh

Từ 1992-1994

về nghỉ hưu

3

Hà Chí Thức

Bí thư

Bản Trung Tân, Phú Thanh

Từ 1994-1995

4

Hà Minh Lá

Phó Bí thư, Chủ tịch UBND

Bản Chăng, Phú Thanh

5

Hà Văn Dạn

Trực Đảng

Bản Trung Tân, Phú Thanh

Từ 1990 - 1992

6

Hà Chí Thức

Trực Đảng

Bản Trung Tân, Phú Thanh

Từ 1992-1994

7

Hà Xuân Hương

Phó Chủ tịch UBND, Phụ trách Nông lâm

Bản Trung Tân, Phú Thanh

8

Hà Xuân Thống

Chủ nhiệm HTX mua bán

Bản Đỏ, Phú Thanh

9

Hà Minh Đống

Bí thư Đoàn xã

Bản Trung Tân, Phú Thanh

10

Lương Minh Sâm

Phó Chủ tịch UBND, Phụ trách nội chính

Bản Páng, Phú Thanh

11

Hà Thị Ngận

Chủ tịch Hội Phụ nữ

Bản Đỏ, Phú Thanh

12

Hà Huy Thống

Chỉ huy trưởng Quân sự

Bản Chăng, Phú Thanh

III. Ban chấp hành khoá II (nhiệm kỳ 1995 - 2000)

stt

Họ và tên

Chức vụ

Quê quán

Ghi chú

1

Hà Chí Thức

Bí thư

Bản Trung Tân, Phú Thanh

2

Hà Minh Lá

Phó Bí thư – Chủ tịch UBND

Bản Chăng, Phú Thanh

3

Hà Minh Bội

Trực Đảng

Bản Trung Tân, Phú Thanh

4

Lương Xuân Hiệp

Bí thư chi bộ

Bản Uôn, Phú Thanh

5

Hà Minh Đống

Bí thư Đoàn xã

Bản Trung Tân, Phú Thanh

6

Hà Thị Ngận

Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ

Bản Đỏ, Phú Thanh

7

Cao Xuân Trực

Chủ tịch MTTQ

Bản Đỏ, Phú Thanh

8

Hà Huy Thống

Chỉ huy trưởng Quân sự

Bản Chăng, Phú Thanh

9

Lương Minh Sâm

Phó Chủ tịch UBND, Phụ trách nội chính

Bản Páng, Phú Thanh

IV. Ban chấp hành khoá III (nhiệm kỳ 2000 - 2005)

stt

Họ và tên

Chức vụ

Quê quán

Ghi chú

1

Hà Minh Bội

Bí thư

Bản Trung Tân, Phú Thanh

2

Hà Minh Lá

Phó Bí thư, Chủ tịch xã

Bản Chăng, Phú Thanh

3

Lương Xinh Cươi

Trực Đảng

Bản En, Phú Thanh

4

Hà Xuân Kỷ

Phó Chủ tịch kiêm trưởng CA

Bản Đỏ, Phú Thanh

5

Hà Đức Minh

Phó Chủ tịch HĐND

Bản En, Phú Thanh

6

Lương Văn Thiệu

Ủy viên Ban Chấp hành

Bản Uôn, Phú Thanh

7

Hà Xuân Thu

Ủy viên Ban Chấp hành

Bản Đỏ, Phú Thanh

8

Hà Huy Thống

Chỉ huy trưởng Quân sự

Bản Chăng, Phú Thanh

9

Lương Minh Sâm

Phó Chủ tịch UBND

Bản Páng, Phú Thanh

V. Ban chấp hành khoá IV (nhiệm kỳ 2005 - 2010)

stt

Họ và tên

Chức vụ

Quê quán

Ghi chú

1

Hà Xuân kỷ

Bí thư

Bản Đỏ,

Phú Thanh

2

Hà Văn Phơi

Phó Bí thư - Chủ tịch UBND

Bản Páng, Phú Thanh

3

Hà Minh Bội

Trực Đảng

Bản Trung Tân, Phú Thanh

4

Lương Xuân Hiệp

Bí thư Chi bộ

Bản Uôn, Phú Thanh

5

Lương Xinh Cươi

Phó Chủ tịch HĐND

Bản Đỏ, Phú Thanh

6

Lương Minh Thứ

Tư pháp xã

Bản Páng, Phú Thanh

7

Hà Chí Thức

Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã

Bản Trung Tân, Phú Thanh

8

Hà Văn Cấn

Trưởng công an xã

Bản Đỏ, Phú Thanh

9

Hà Minh Nguyệt

Ủy viên Ban Chấp hành

Bản Chăng, Phú Thanh

10

Hà Quang Y

Phó Chủ tịch UBND xã

Bản Trung Tân, Phú Thanh

11

Hà Ngọc Biên

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

Bản Chăng, Phú Thanh

12

Hà Ngọc Dư

Chỉ huy trưởng Quân sự

Bản Đỏ, Phú Thanh

13

Hà Thị Ngận

Chủ tịch Hội Phụ nữ

Bản Đỏ, Phú Thanh

VI. Ban chấp hành khoá V (nhiệm kỳ 2010 - 2015)

stt

Họ và tên

Chức vụ

Quê quán

Ghi chú

1

Hà Xuân Kỷ

Bí thư

Bản Đỏ, Phú Thanh

Từ 2010-9/2012

2

Hà Văn Ca

Bí thư

Phú Nghiêm, Quan Hóa

Chuyển đến 10/ 2012 – chuyển đi 09/2014

3

Hà Minh Bội

Phó Bí thư – Chủ tịch UBND

Bản Trung Tân, Phú Thanh

4

Hà Ngọc Biên

Phó Bí thư

Trực Đảng ủy xã

Bản Chăng, Phú Thanh

5

Hà Xuân Kỷ

Chủ tịch HĐND

Bản Đỏ, Phú Thanh

Từ 10/2012-9/2014

6

Hà Xuân Kỷ

Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND

Bản Đỏ, Phú Thanh

Từ 10/2014- hết khóa

7

Lương Xinh Cươi

Phó Chủ tịch HĐND

Bản En, Phú Thanh

Đến 7/2015

8

Lương Minh Thứ

Trưởng Công an xã

Bản Páng, Phú Thanh

9

Hà Văn Duyệt

Bí thư Đoàn xã

Bản Trung Tân, Phú Thanh

Đến 7/2015

10

Hà Ngọc Dư

Chỉ huy trưởng Quân sự

Bản Đỏ, Phú Thanh

Đến 2013 về nghỉ chế độ

11

Hà Minh Văn

Chỉ huy trưởng Quân sự

Bản Chăng, Phú Thanh

Từ 2013

12

Hà Thị Cam

Chủ tịch Hội Phụ nữ

Bản Trung Tân, Phú Thanh

13

Hắc Xuân Phúc

Hiệu trưởng trường Tiểu học

Hoằng Ngọc , Hoằng Hóa, TH

14

Hà Thị Ngọc

Văn phòng – thống kê

Bản Đỏ, Phú Thanh

15

Hà Xuân Thu

Chủ tịch Hội Nông dân

Bản Đỏ, Phú Thanh

16

Hà Chí Thức

Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc

Bản Trung Tân, Phú Thanh

Đến 7/2015 về nghỉ hưu

17

Lương Xinh Cươi

Chủ tịch MTTQ xã

Bản En, Phú Thanh

Thay đ/c Thức từ 8/2015

18

Hà Quang Y

Phó Chủ tịch UBND

Bản Trung Tân, Phú Thanh

Đến 7/2015 về nghỉ chế độ

Hà Văn Duyệt

Phó Chủ tịch UBND

Bản Trung Tân, Phú Thanh

Từ 8/2015 thay đ/c Y

VII. Ban chấp hành khoá VI (nhiệm kỳ 2015 - 2020)

stt

Họ và tên

Chức vụ

Quê quán

Ghi chú

1

Hà Xuân Kỷ

Bí thư

Bản Đỏ, Phú Thanh

2

Hà Ngọc Biên

Phó Bí thư Thường trực

Bản Chăng, Phú Thanh

3

Hà Minh Bội

Phó Bí thư – Chủ tịch UBND xã

Bản Trung Tân, Phú Thanh

Từ 5/2015 – 12/2016

4

Cao Xuân Nhuận

Phó Bí thư – Chủ tịch UBND xã

Bản Ôn, Phú Sơn

Từ 01/2017

5

Lương Xinh Cươi

Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc

Bản En, Phú Thanh

6

Lương Minh Thứ

Trưởng Công an

Bản Páng, Phú Thanh

7

Hà Văn Duyệt

Phó Chủ tịch UBND

Bản Đỏ, Phú Thanh

8

Hà Minh Văn

Chỉ huy trưởng quân sự

Bản Chăng, Phú Thanh

9

Hà Thị Cam

Chủ tịch Hội Phụ nữ xã

Bản Đỏ, Phú Thanh

10

Hắc Xuân Phúc

Hiệu trưởng trường Tiểu học

Hoằng Ngọc , Hoằng Hóa, TH

Đến 9/2017 chuyển đi

11

Hà Thị Huệ

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng ủy

Bản Tân Phúc, Phú Lệ

12

Hà Thanh Tình

Phó Chủ tịch HĐND

Bản Chăng, Phú Thanh

13

Hà Văn Cười

Bí thư Đoàn

Bản Páng, Phú Thanh

14

Lương Văn Học

Bí thư chi bộ

Bản Uôn, Phú Thanh

Danh sách các Chi bộ được thành lập

TT

Tên chi bộ

Ngày tháng năm thành lập

Tổng số đảng viên

Tổng số đảng viên đến năm 2018

Ghi chú

1

Bản Uôn

03/02/1966

03

08

2

Chi bộ bản Đỏ

03/02/1966

06

40

3

Chi bộ bản Trung Tân

03/02/1970

08

41

4

Chi bộ bản Chăng

02/9/1974

03

25

5

Chi bộ bản Páng

02/4/1980

07

27

6

Chi bộ bản En

15/10/1989

04

15

7

Chi bộ Trường THCS

10/1997

11

09

Do luân chuyển

8

Chi bộ Trường Tiểu học

10/2000

11

11

9

Chi bộ Trường Mầm non

10/2010

07

12

10

Chi bộ Trạm Y tế

15/11/2016

06

05

Do luân chuyển

DANH SÁCH ĐẢNG VIÊN ĐƯỢC TRUY TẶNG HUY HIỆU ĐẢNG

Stt

Họ và tên

Quê quán

Loại huy hiệu

Ghi chú

55

50

40

30

1

Phạm Văn Bánh

Bản Trung Tân

x

x

x

2

Vi Xuân Can

Bản Đỏ

x

x

3

Hà Văn Cắm

Bản Đỏ

x

x

x

Đã chết

4

Hà Văn Cát

Bản Trung Tân

x

x

x

x

Đã chết

5

Hà Đình Chiến

Bản Đỏ

x

x

6

Cao Văn Chực

Bản Đỏ

x

Đã chết

7

Hà Văn Dạn

Bản Trung Tân

x

x

x

x

8

Hà Thị Đảng

Bản Uôn

x

x

x

x

9

Hà Minh Đống

Bản Trung Tân

x

Đã chết

10

Hà Ngọc Dư

Bản Đỏ

x

11

Lương Văn Dực

Bản Uôn

x

x

Đã chết

12

Hà Văn Hem

Bản Đỏ

x

x

x

x

Đã chết

13

Lương Xuân Hiệp

Bản Uôn

x

14

Hà Văn Hoan

Bản Páng

x

x

15

Lương Văn Họm

Bản Uôn

x

x

x

Đã chết

16

Hà Minh Lá

Bản Chăng

x

x

17

Lương Văn Lếnh

Bản Uôn

x

x

x

Đã chết

18

Hà Văn Lịch

Bản Đỏ

x

x

x

x

19

Hà Văn Liên

Bản Páng

x

x

Đã chết

20

Lương Ngọc Loan

Bản Páng

x

x

x

Đã chết

21

Hà Văn Lơng

Bản Chăng

x

x

22

Hà Văn Măng

Bản Chăng

x

x

x

x

23

Phạm Văn Min

Bản Trung Tân

x

x

x

x

24

Hà Thị Ngói

Bản Đỏ

x

x

x

x

25

Phạm Thị Nguộn

Bản Trung Tân

x

x

26

Hà Minh Nguyệt

Bản Chăng

x

x

27

Lương Văn Nhọng

Bản En

x

x

28

Lương Kế Săng

Bản Páng

x

x

x

29

Lương Ngọc Sung

Bản Páng

x

30

Phạm Văn Tiếu

Bản Páng

x

x

31

Lương Văn Thiếng

Bản Páng

x

x

32

Hà Huy Thống

Bản Chăng

x

x

33

Hà Xuân Thống

Bản Đỏ

x

x

x

x

Đã chết

34

Hà Chí Thức

Bản Trung Tân

x

35

Hà Văn Thương

Bản Trung Tân

x

x

x

x

36

Hà Văn Thưởng

Bản Páng

x

x

x

x

Đã chết

37

Hà Thanh Trọng

Bản Chăng

x

x

38

Hà Văn Trực

Bản En

x

x

39

Hà Thị Banh

Bản Páng

x

x

x

40

Hà Văn Thích

Bản Trung Tân

x

41

Hà Xuân Nam

Bản Páng

x

x

x

Đã chết

42

Hà Văn Mơn

Bản Chăng

x

Đã chết

43

Lê Ngọc Hiểu

Bản Đỏ

x

44

Lương Xinh Cươi

Bản En

x

DANH SÁCH LIỆT SĨ XÃ PHÚ THANH

STT

Họ và tên liệt sĩ

Ngày, tháng
năm hi sinh

Quê quán

Ghi chú

I

Liệt sĩ chống Pháp

1

Phạm Văn Nghêu

27/11/1947

Bản Đỏ - Phú Thanh

2

Hà Văn Nganh

29/05/1945

Trung Tân - Phú Thanh

II. Liệt sĩ chống Mỹ

1

Hà Đức Lý

03/6/1970

Bản Chăng - Phú Thanh

2

Hà Thanh Dểu

25/01/1973

Bản Chăng - Phú Thanh

3

Hà Văn Tơng

1973

Bản Páng - Phú Thanh

4

Hà Văn Súi

Bản Páng - Phú Thanh

5

Hà Văn Niêm

19/11/1971

Bản Páng - Phú Thanh

6

Hà Văn Nương

6/12/1971

Bản Páng - Phú Thanh

7

Lương Văn Suôi

06/10/1969

Bản Páng - Phú Thanh

8

Lương Ngọc Sênh

07/5/1970

Bản Páng - Phú Thanh

9

Hà Văn Thấng

1973

Bản En - Phú Thanh

10

Hà Văn Tiếp

1971

Bản En - Phú Thanh

11

Lương Văn Kiếng

1968

Bản En - Phú Thanh

12

Lương Văn Lụng

1972

Bản En - Phú Thanh

13

Hà Văn Quan

1971

Bản En - Phú Thanh

14

Lương Văn Kinh

17/08/1972

Bản En - Phú Thanh

15

Phạm Văn Nêu

20/02/1973

Trung Tân - Phú Thanh

16

Hà Văn Cượng

18/12/1972

Trung Tân - Phú Thanh

17

Lương Văn Hăm

1971

Bản Uôn - Phú Thanh

18

Hà Ngọc Ấn

21/8/1972

Bản Đỏ - Phú Thanh

19

Hà Văn Chơi

22/4/1965

Bản Đỏ - Phú Thanh

20

Hà Văn Phuôn

17/5/1968

Bản Đỏ - Phú Thanh

III. LIỆT SỸ BẢO VỆ TỔ QUỐC

1

Hà Văn Cược

04/9/1978

Trung Tân - Phú Thanh

2

Hà Văn Mơng

27/12/1978

Bản En - Phú Thanh

3

Hà Biên Thùy

22/4/1985

Bản Đỏ - Phú Thanh

4

Hà Văn Dậm

30/11/1983

Bản Chăng - Phú Thanh

5

Hà Hồng Yên

01/8/1984

Trung Tân - Phú Thanh

6

Hà Xuân Vệ

05/8/1985

Trung Tân - Phú Thanh

DANH SÁCH THƯƠNG BINH XÃ PHÚ THANH

Stt

Họ và tên

Quê quán

Ghi chú

1

Hà Trung Trực

Bản En

2

Hà Quang Côi

Bản En

3

Lương Văn Nhong

Bản En

4

Lương Xuân Họm

Bản Uôn

5

Lương Ngọc Thinh

Bản Uôn

6

Hà Đức Khuya

Bản Trung Tân

7

Hà Văn Huấn

Bản Trung Tân

Chất độc da cam

8

Hà Quốc Ân

Bản Trung Tân

9

Phạm Văn Nê

Bản Trung Tân

10

Hà Minh Nguyệt

Bản Chăng

11

Hà Văn Trọng

Bản Chăng

12

Phạm Văn Tiểu

Bản Páng

13

Lương Văn Di

Bản Páng

14

Lương Văn Thiếng

Bản Páng

15

Hà Văn Lịch

Bản Đỏ

16

Hà Văn Đại

Bản Đỏ

17

Hà Văn Triệu

Bản Đỏ

Bà mẹ Việt Nam anh hùng

1. Bà Hà Thị Pắn (bản En) ( có 2 con là liệt sĩ )

2. Bà Hà Thị Chiệm (bản Páng) (có 2 con là liệt sĩ )

DANH SÁCH CÁ NHÂN ĐƯỢC TẶNG THƯỞNG HUÂN HUY CHƯƠNG KHÁNG CHIẾN.

BẢN PÁNG

STT

Họ tên

Loại Huân, Huy chương

Số lượng

Ghi chú

1

Lương Minh Thứ

Huân chương Chiến công hạng ba

2

Huân chương Chiến sỹ vẻ vang

1

2

Lương Văn Thiếng

Huân chương Chiến sỹ vẻ vang

2

3

Phạm Văn Tiểu

Huy chương Chống Mỹ hạng nhì

1

Huân chương Chiến sỹ vẻ vang

3

Huân chương Chiến công hạng nhất

1

Huân chương Chiến công hạng ba

1

Huy hiệu nhiệm vụ quốc tế

1

Huy hiệu chiến sỹ quyết thắng

1

4

Vi Văn Phinh

Huân chương Chiến sỹ vẻ vang

1

5

Hà Văn Liêm

Huân chương Chiến công hạng ba

3

Huân chương Chiến sỹ vẻ vang

1

Huy hiệu nhiệm vụ quốc tế

1

6

Lương Ngọc Sung

Huân chương Chiến sỹ vẻ vang

3

7

Vi Xuân Táo

Huân chương giải phóng

2

8

Vi Văn Phỏng

Huân chương Chiến sỹ vẻ vang

1

9

Lương Văn Di

Huân chương Chiến công hạng ba

2

Huân chương Chiến sỹ vẻ vang

1

10

Lương Ngọc Lâm

Huân chương Chiến sỹ vẻ vang

1

11

Lương Kế Săng

Huy chương Chống Mỹ hạng hai

1

Huy chương ngành bưu điện Việt Nam

1

BẢN UÔN

STT

Họ tên

Loại Huân, Huy chương

Số lượng

Ghi chú

1

Lương Văn Hăm

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

2

Lương Văn Họm

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng nhất

1

3

Lương Văn Lếnh

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

BẢN CHĂNG

Stt

Họ tên

Loại Huân, Huy chương

Số lượng

Ghi chú

1

Hà Đức Chuyên

Huy chương Chiến sỹ vẻ vang hạng ba

1

2

Hà Thanh Dững

Huân chương Chiến công hạng ba

1

Huy chương Chiến sỹ vẻ vang hạng ba

1

3

Hà Ngọc Biên

Huy chương Chiến sỹ vẻ vang hạng ba

1

4

Hà Xuân Biểu

Huy chương Chiến sỹ vẻ vang hạng ba

1

5

Hà Văn Thi

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

6

Hà Văn Miên

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

7

Hà Văn Măng

Huân chương kháng chiến hạng nhì

1

8

Hà Minh Nguyệt

Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng ba

1

Huân Chương giải phóng hạng ba

1

9

Hà Thị Hêm

Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng hai

1

10

Hà Văn Đứng

Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng hai

1

11

Hà Văn Nhận

Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng hai

1

12

Hà Huy Thống

Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất

1

13

Hà Văn Ngọt

Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng hai

1

14

Hà Xuân Vịnh

Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng hai

1

15

Hà Văn Mơn

Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất

1

16

Hà Văn Ngân

Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng hai

1

17

Hà Văn Ngớn

Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng hai

1

18

Hà Minh Lá

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng ba

1

Huân Chương giải phóng hạng ba

1

19

Hà Văn Hồng

Huân chương kháng chiến hạng nhì

1

BẢN EN

STT

Họ tên

Loại Huân, Huy chương

Số lượng

Ghi chú

1

Lương Văn Nhọng

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

2

Hà Văn Khếu

Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

3

Cao Văn Binh

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

4

Hà Trung Trực

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

5

Hà Đức Minh

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

6

Phạm Văn Mo

Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

7

Hà Văn Tó

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

8

Hà Thị Pin

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

BẢN ĐỎ

STT

Họ tên

Loại Huân, Huy chương

Số lượng

Ghi chú

1

Hà Văn Huynh

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

2

Hà Văn Chấn

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

3

Cao Văn Trực

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất

1

4

Hà Văn Ấn

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất

1

5

Hà Xuân Thống

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất

1

6

Hà Văn Hem

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất

1

7

Hà Văn Phuôn

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất

1

8

Hà Thị Nghín

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

9

Hà Văn Vượng

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

10

Hà Văn Lịch

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

11

Hà Văn Chơi

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

12

Hà Thị Ngói

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

13

Hà Văn Cắm

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

14

Hà Văn Quyn

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

15

Hà Văn Tới

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

16

Hà Văn Cấn

Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất

1

17

Vi Văn Cân

Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

18

Vi Xuân Can

Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

19

Hà Đình Chiến

Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng hai

1

20

Hà Đức Duyệt

Huân chương giải phóng hạng hai

1

BẢN TRUNG TÂN

STT

Họ tên

Loại Huân, Huy chương

Số lượng

Ghi chú

1

Hà Văn Thương

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất

1

2

Hà Văn Thiệm

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất

1

3

Hà Văn Dạn

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

4

Phạm Văn Phen

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

5

Hà Văn Cát

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

6

Phạm Văn Min

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

7

Phạm Văn Nê

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

8

Hà Văn Măng

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

9

Hà Văn Thư

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

10

Hà Văn Toán

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

11

Phạm Văn Nhập

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

12

Hà Xuân Hương

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba

1

13

Hà Văn Chỉnh

Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất

1

14

Hà Đức Khuya

Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất

1

15

Hà Minh Đống

Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất

1

16

Hà Thị Sịnh

Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất

1

17

Hà Văn Quế

Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

18

Hà Văn Tiếp

Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

19

Hà Thị Nguyễn

Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai

1

20

Phạm Văn Bánh

Huy chương chiến sỹ giải phóng hạng nhất, hạng hai, hạng ba

1

Huy chương kháng chiến hạng ba

1

Huân chương kháng chiến hạng ba

1

21

Phạm Văn Nượng

Huân chương kháng chiến hạng ba

1

Huy chương chiến sỹ hạng ba

1

22

Phạm Ngọc Vũ

Huy chương chiến sỹ hạng nhất, hạng hai, hạng ba

1

23

Hà Quốc Ân

Huy chương kháng chiến hạng ba

1

Huy chương chiến công hạng ba